Các sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Tiki… đã ra mắt chương trình bán hàng toàn cầu giúp mở rộng thị trường quốc tế cho các nhà sản xuất Việt Nam được một thời gian. Các chương trình này đã giúp cơ hội tiếp cận khách hàng khu vực Đông Nam Á và quốc tế mở ra với các doanh nghiệp ở nhiều quy mô. Dù chương trình được thiết kế khác nhau tùy theo từng sàn nhưng tựu chung lại chương trình sẽ hỗ trợ phần thủ tục xuất nhập khẩu, logistic và xử lý đơn hàng để sản phẩm đến với người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó mà các chương trình này đã giúp nhiều thương hiệu Việt tăng doanh số ở các thị trường nước ngoài. 

Tuy nhiên, chương trình này vẫn còn nhiều tồn tại & hạn chế đặc biệt là về mặt lợi ích kinh doanh dài hạn khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt ngần ngại. Dưới đây là một số hạn chế nổi cộm: 

Thiếu quyền kiểm soát việc bán hàng, không nắm được data khách hàng 

Vận hành nhuần nhuyễn của sàn cùng với sự hỗ trợ từ logistic, hiển thị, chăm sóc khách hàng…  khiến cho vai trò của doanh nghiệp trong xuyên suốt hành trình mua hàng rất hạn chế. Chẳng hạn như chính sách của Shopee sẽ thay mặt doanh nghiệp hiển thị giàn hàng và hàng hóa ở Shopee quốc tế. Về hoạt động marketing và tăng cường hiển thị, doanh nghiệp có thể mua gói quảng cáo hoặc hiển thị, tuy nhiên họ chỉ có thể nạp tiền thông qua cổng nạp tiền và việc phân bổ quảng cáo sẽ được quản lý bởi Shopee và hiệu suất của quảng cáo theo đó cũng không được bảo đảm. Nhà bán hàng chỉ nhận được đơn hàng từ Shopee và chuẩn bị hàng hóa theo yêu cầu đó, họ không thể biết được ai đã mua hàng của mình ở thị trường bản địa, không thể có phản hồi thị trường để phác họa chân dung khách hàng.

Sự tiện lợi và hỗ trợ ở mọi khâu của sàn khiến cho doanh nghiệp thụ động, không thể can thiệp quá nhiều nhiều hay xây dựng chiến lược kinh doanh để thực sự chủ động xâm nhập vào thị trường bản địa.  

Thiếu kết nối để hiểu thị trường, xu hướng tiêu dùng và hành vi mua hàng

Đông Nam Á là một thị trường đa dạng về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và giai đoạn phát triển. Từ đó mỗi thị trường có xu hướng tiêu dùng và hành vi mua hàng khác nhau, họ yêu thích những nhóm sản phẩm Việt khác nhau.

Mỗi doanh nghiệp cần được tư vấn về đặc điểm kinh tế, địa lý, văn hóa ở từng quốc gia đang ảnh hưởng đến đặc điểm tiêu dùng. Giai đoạn phát triển của thương mại điện tử ở từng quốc gia cũng ảnh hưởng tới việc định hình ảnh vi mua hàng khác nhau mà doanh nghiệp cần được biết rõ. Việc nắm đủ thông tin về thị trường bản địa sẽ giúp doanh nghiệp biết nên thiết kế sản phẩm như thế nào, đầu tư vào nhóm dòng sản phẩm chủ đạo gì để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Hoạt động bán hàng xuyên biên giới qua thương mại điện tử hiện tại chỉ giúp sản phẩm của doanh nghiệp được có mặt trên sàn TMĐT ở thị trường quốc tế mà thiếu đi những tư vấn định hướng về chiến lược sản phẩm trước đó. Việc chỉ xuất hiện trên sàn giữa hàng trăm thương hiệu hàng ngàn sản phẩm đến từ các quốc gia khác và chờ đợi một sản phẩm Việt có thể thắng được thị trường không khác gì trò chơi may rủi thụ động.

Thiếu đi hoạt động marketing tổng thể ở thị trường quốc tế để quảng bá thương hiệu và thúc đẩy doanh số

Khi vào thị trường, thông tin về sản phẩm và thương hiệu cần phải được địa phương hóa giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận. Thông tin về sản phẩm từ trang chính thức của nhà sản xuất giúp người tiêu dùng cần tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, thành phần và các chứng nhận chất lượng của sản phẩm theo ngôn ngữ địa phương. Không chỉ người tiêu dùng mà báo chí, KOL hoặc các nhà bán hàng online cũng dựa vào các thông tin này để tin tưởng vào sản phẩm và truyền tải nó đến công chúng của mình. 

Ở nhiều thị trường như Indonesia và Philippines, người dân còn có mức độ nhạy cảm cao với giá cả và giá trị sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cũng cần được tư vấn về việc định giá cho sản phẩm khi ở mỗi ngành hàng khác nhau mặt bằng giá và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cũng khác biệt giữa các nước.

Xem thêm: Sự phát triển e-commerce ở Philippines thời cơ cho doanh nghiệp SMEs

Hành vi mua hàng online của người tiêu dùng ngày nay đi qua rất nhiều rất nhiều điểm chạm. Trước khi đặt sản phẩm vào giỏ hàng, người tiêu dùng đã xem rất nhiều review về sản phẩm từ những người dùng khác hoặc từ các influencer ở trên các kênh mạng xã hội trước khi xem thông tin sản phẩm trên sàn TMĐT. Chẳng hạn như ở Philippines, influencer có sức ảnh hưởng đến quyết định mua hàng khá mạnh mẽ vì người tiêu dùng ở Philippines bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính cộng đồng và hướng tới KOL để nâng cấp vẻ bề ngoài và vị thế xã hội của họ. 

Chương trình SEAcommerce – kết hợp với KOL ở nước bản địa để đưa hàng Việt thuận lợi vào thị trường