Thế hệ Millennial – Chỉ người sinh trong những năm 1980 đến khoảng 1997. Đây là thế hệ tiêu dụng chính hiện nay, và được cho rằng khó tiếp cận nhất trong tiếp thị. Nhưng có thật sự khó như chúng ta nghĩ? Với phân tích dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin nhằm thu hút và chuyển đổi doanh số bán hàng ở đối tượng nam giới thế hệ Millennial.  Thế hệ này khác biệt và khó tiếp cận hơn đối tượng khách hàng khác vì cách họ tiếp cận với sản phẩm mới.

  1. Đàn ông Millennial có nhiều cách nhận thông tin hơn các thế hệ khác
  2. Đàn ông Millennial kiếm tiền ít hơn thế hệ Boomers
  3. Những người đàn ông thế hệ Millennial mua sắm nhiều hơn những người ở thế hệ trước
  4. Đàn ông Millennial sử dụng thông tin trên mạng xã hội để quyết định mua hàng
  5. Đàn ông Millennial cũng thích sống ảo
  6. Đàn ông thế hệ Millennial có tiêu chuẩn cao về thương hiệu
  7. Đàn ông Millennial dành nhiều thời gian trên mạng
  8. Lời kết

1. Đàn ông Millennial có nhiều cách nhận thông tin hơn các thế hệ khác

Giai đoạn lớn lên và trưởng thành của thế hệ millennials đồng hành cùng sự phát triển vượt trội của internet

Khác với thế hệ trước đó, Millennial đã quen với việc tiếp cận với lượng thông tin dồi dào từ các công cụ công nghệ, do đó người làm marketing phải chuyển từ một người cung cấp thông tin thành một cố vấn về sản phẩm, dịch vụ.

Cách marketer tiếp cận thế hệ Boomer và Gen X khi họ ở độ tuổi 20 – 30 sẽ không hiệu quả đối với Millennial khi mà chỉ với một click trên Google họ biết mọi thứ. Cách tốt nhất là cho họ thấy trải nghiệm chân thực của sản phẩm, cách ứng dụng và những giá trị vô hình mà họ không thể tìm kiếm bằng công cụ internet.

2. Đàn ông Millennial kiếm tiền ít hơn thế hệ Boomers

Họ kiếm được ít hơn 20% so với những người bố thế hệ Boomer đi trước đã kiếm được ở cùng giai đoạn trong cuộc đời mặc dù được giáo dục nhiều hơn. Khi so sánh với bố mẹ của họ, một số Millennials chỉ kiếm được nhiều hơn một chút khi có bằng đại học so với Boomers không có bằng cấp.

Theo thông kê, Millennial có trình độ đại học có nhiều khoản nợ dưới hình thức vay vốn sinh viên so với thế hệ Boomers ở cùng độ tuổi.

  • Thế hệ Millennials có tốc độ tăng lương chậm hơn Gen Xers và Boomers.
  • Millennials thường không mua nhà mà thuê nhà với kì hạn vài năm và sống trong những ngôi nhà nhiều thế hệ.

Vào năm 2016, cứ ba thế hệ Millennials thì có một người sống trong các hộ gia đình nhiều thế hệ, nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 34 có xu hướng sống chung với nhiều thế hệ hơn là phụ nữ ở cùng giai đoạn.  Ngược lại, vào năm 1980, khi thế hệ Boomers ở độ tuổi 20 và 30, chỉ 12% trong số họ sống trong những ngôi nhà nhiều thế hệ.

Mặc dù vậy Millennials lại có khả năng lập kế hoạch chi tiêu tốt hơn Gen Xers và Boomers. Họ đầu tư chủ yếu cho đam mê , hạn chế nguồn lực vào những thứ họ không muốn. Đối với một số Millennials sau khi được tăng lương, họ liền giảm chi phí sinh họat hằng ngày và chi tiêu cho các chuyến du lịch. Hay thuê một ngôi nhà thay vì đi mua, hoặc sử dụng Grab mỗi ngày thay vì phải bỏ số tiền lớn để mua xe. Họ sử dụng số tiền tiết kiệm được để khám phá những đam mê, thú vui không cần thiết.

Năm 2017, Millennials chiếm đa số về du lịch, mua sắm dù theo thống kê thu nhập của họ ít hơn so với các thế hệ trước.

Theo Charles Schwab, 34% Millennials lập kế hoạch tài chính cho mình, nhiều hơn so với 21% của Gen Xers và 18% của Boomers.

Điều này cho thấy, thế hệ Millennials họ sẽ nghiên cứu và lên kế hoạch cho những sản phẩm, dịch vụ họ bỏ tiền ra để sở hữu.

3. Những người đàn ông thế hệ Millennial mua sắm nhiều hơn những người ở thế hệ trước

Những người đàn ông thuộc thế hệ Millennial sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền cho một sản phẩm chất lượng dùng được lâu dài hơn là sản phẩm rẻ hơn nhưng chất lượng kém.

66% các ông bố Millennial thích những sản phẩm tốt cho gia đình. Những người ở thế hệ trẻ mua quần áo thường xuyên hơn ở thế hệ trước. Họ cũng có xu hướng áp dụng công nghệ mới vào mọi hoạt động hàng ngày. Những người đàn ông thuộc thế hệ Millennial hướng chi tiêu của mình vào nhà cửa, máy móc, đồ điện tử và thường có xu hướng mua sắm một mình.

4. Đàn ông Millennial sử dụng thông tin trên mạng xã hội để quyết định mua hàng.

Theo Nielson Newswire, khoảng 70% nam giới Millennial sử dụng Blog, website tin tức và mạng xã hội để đưa ra quyết định mua hàng. 45% thường sử dụng tính năng tìm kiếm để tìm thông tin về mọi thứ, từ các sản phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh đến thành phố tốt nhất để sống. Họ tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia thay vì nhận lời khuyên từ gia đình.

Các ông bố Millennial trực tiếp chăm sóc con cái, mua sắm và làm việc nhà.

Họ dành 28% thời gian tìm hiểu thông tin cho việc làm bố và 60% cho rằng những thông tin trên mạng thực sự giúp ích cho họ.  

Và đương nhiên đây chính là cơ hội tốt cho các brand muốn khai thác thị trường mới khi mà hầu hết mục tiêu của các nhãn hàng là về các bà mẹ. Nhiều ông bố Millennial cảm thấy họ không có đủ sản phẩm, thương hiệu dành riêng cho mình.

Theo một nghiên cứu hàng ngày về người tiêu dùng Millennial của Elite: Facebook, Instagram và Pinterest có sự ảnh hưởng lớn nhất đến thói quen chi tiêu của Millennials. Việc xây dựng mối quan hệ với influencers ảnh hưởng trên những trang mạng xã hội đó sẽ là cơ hội để tiếp cận Millennials.

5. Đàn ông Millennial cũng thích sống ảo. 

Theo đó, không chỉ phụ nữ mới là đối tượng thích sống ảo mà đàn ông millennial cũng rất thích được khen ngợi và chia sẻ những mặt tốt đẹp của mình lên mạng xã hội. Họ ít “kín đáo” hơn, thích thể hiện cái tôi cá nhân hơn thế hệ trước.

36% Millennials trong độ tuổi 18 – 34 thích việc “sống ảo” trên social media và họ cũng là thế hệ “sống ảo” nhất, gấp đôi so với Gen Xers và gấp 7 lần so với Boomers. Điều này có thể nói Millennials có xu hướng “ yêu” bản thân trên các trang social media.  

6. Đàn ông thế hệ Millennial có tiêu chuẩn cao về thương hiệu.

Millennials đặt ra tiêu chuẩn ở các nhãn hàng cao hơn so với thế hệ trước. Họ đòi hỏi từ những khâu đầu tiên của dịch vụ, quy trình bán hàng đến khi nhận được sản phẩm. Cũng giống như phụ nữ millennial, họ có xu hướng bị thu hút bởi những brand hoạt động vì cộng đồng.

Nghiên cứu của Elite Daily nhận rằng 62% Millennials thể hiện lòng trung thành hơn đối với các thương hiệu gắn bó với khách hàng trên mạng xã hội. Nhìn chung, thế hệ Millennials trung thành với các thương hiệu hơn Gen Xers và Boomers, một phần phụ thuộc vào mức độ minh bạch, những thông tin uy tín của brand trên mạng xã hội.  

7. Đàn ông Millennial dành nhiều thời gian trên mạng

Theo Nielsen.com cho biết:

  • Nam giới từ 18 đến 34 tuổi chiếm 30% thị trường TV
  • Nam giới thuộc thế hệ Millennial dành trung bình 23 giờ mỗi tuần để xem TV
  • 88% nam giới Millennial dành trung bình 11 giờ một tuần để nghe radio
  • 38% nam giới Millennial sử dụng Twitter

Lời kết:

Những insight – sự thật ngầm hiểu của đàn ông millennial xuất phát từ điều kiện sống được nâng cao, một thế hệ tiếp xúc sớm với công nghệ và nhiều sự lựa chọn hơn các thế hệ trước. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của họ. Họ ít bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Nam giới thuộc thế hệ Millennial tập trung vào chất lượng thương hiệu và mua sản phẩm dựa trên thông tin có chọn lọc, ý kiến của chuyên gia và sự trải nghiệm khi mua sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo insight cũng như hàng vi của phụ nữ thuộc thế hệ này đặc biệt là các bà mẹ Millennial (tại đây) để có cái nhìn sâu hơn về thế hệ Millenial.

Liên hệ ngay với SKYPERRY qua hotline: 088 605 6868 hoặc email support@skyperry.com để được tư vấn nhanh cùng SKYPERRY.