Youtube đang là nền tảng xã hội có sức ảnh hưởng rộng lớn nhất hiện nay. Năm 2022, số lượng kênh tăng hơn 36%. Và theo thống kê, có 720.000 giờ xem của video được đăng tải mỗi ngày. Số lượng các kênh Youtube của thương hiệu cũng đang tăng lên nhanh chóng, bên cạnh các TVC thì những video always-on content cũng là dạng nội dung phổ biến hiện tại. Ngày nay, để đo lường video youtube của bạn đang mang lại hiệu quả hơn như thế so với đối thủ, chúng ta cần tìm hiểu chỉ số nào quan trọng và cách tạo video mà người xem yêu thích. Trước tiên, hãy xem YouTube yêu cầu gì khi xếp hạng những kênh cùng nội dung:

Yêu cầu của Youtube?

YouTube muốn nhiều người xem nhiều video lâu hơn. Và để đạt được điều này, YouTube đã thiết kế thuật toán khuyến khích người dùng sáng tạo những nội dung thu hút người xem chú ý đến kênh của họ, quay trở lại và xem tiếp

Thuật toán của YouTube cho phép theo dõi loại nội dung nào hấp dẫn nhất. Đo lường mức độ tiêu thụ video, tần suất xem, sau đó xây dựng hồ sơ người dùng và đề xuất những video phù hợp đến họ. 

Khi một nhãn hàng triển khai kế hoạch xây dựng kênh Youtube cho riêng mình, dưới đây là 10 chỉ số đo lường quan trọng cần theo dõi:

10 chỉ số quan trọng của chiến dịch marketing trên kênh Youtube

Để sản xuất những nội dung có khả năng tiếp cận đến nhiều người xem nhất cần dựa vào Chu kỳ người xem trên YouTube, chia làm ba giai đoạn:

  • Attraction – Thu hút: Các chỉ số liên quan đến việc thu hút người xem
  • Consumption – Tiếp nhận nội dung: Các chỉ số theo dõi người xem và cách họ xem video
  • Reaction – Phản hồi: Các chỉ số theo dõi cách người xem phản hồi video.

Như có thể thấy, các video tiếp cận đến người xem bắt đầu từ khi được giới thiệu trên trang chủ với một tiêu đề và một thumbnail (ảnh bìa) hấp dẫn – đây là giai đoạn thu hút hành động. Khi người xem nhấp vào video và xem video đó – là giai đoạn tiếp nhận nội dung. Giai đoạn phản ứng bao gồm thời gian xem video, họ có nhấn thích, theo dõi tiếp và chia sẻ video đó hay không?

Sau đây là phân tích các chỉ số của từng giai đoạn

A. Các chỉ số về sự thu hút

Các chỉ số về mức độ thu hút cho biết video của nhãn hàng thu hút người xem đến mức nào. Bao gồm nhân khẩu học của nguồn truy cập, tỷ lệ nhấp lần hiển thị và lượt xem trên mỗi người xem duy nhất.

1. Traffic – Nguồn truy cập

Nguồn truy cập là tổng hợp tất cả những vị trí mà video có khả năng hiển thị. Trong đó, thống kê từ những kênh sau đây tập hợp nhiều lưu lượng truy cập hơn hết:

  • Search – Các công cụ tìm kiếm: Người xem tìm kiếm theo từ khóa liên quan đến nội dung video. Càng nhiều người tìm thấy video của bạn, bạn càng có nhiều khả năng nhận được nhiều lượt xem
  • Suggested view – Lượt xem được đề xuất: Lưu lượng truy cập từ các video xuất hiện cùng với video mà người xem đang xem và thường là tiếp theo trong danh sách phát tự động phát. Video “Chế độ xem được đề xuất” cũng là một nguồn chính để tăng lượt xem video.
  • Browse – Video đề xuất: Đây là những video xuất hiện trên trang chủ của người dùng. YouTube cho hiển thị video đến khán giả đã quan tâm đến nội dung tương tự trong vòng bảy đến 28 ngày qua

Các chỉ số về traffic không chỉ diễn đạt về các nguồn truy cập đến video, quan trọng hơn, nó cho biết nội dung video có tốt hay không, và tiếp cận hiệu quả trên những phương tiện truyền thông nào nhất.

Cách cải thiện Youtube video thông qua các chỉ số traffic

Để video của bạn xuất hiện trên tất cả các kênh tìm kiếm, trang chủ Youtube thì bên cạnh việc cần thiết phải tối ưu nội dung, cần lưu ý ba điểm sau:

  • Tạo tiêu đề thu hút, kích thích tò mò và nêu rõ lợi ích video
  • Sử dụng từ khóa trên tiêu đề
  • Sử dụng từ khóa trong phần mô tả video

Với những cách trên, tỷ lệ xuất hiện của video khi người dùng tìm kiếm từ khoá liên quan và được đề xuất trên các kênh khác cũng cao hơn. Thuật toán của Youtube sẽ đánh giá mức độ liên hệ giữa các từ khoá, nội dung với nhu cầu của người xem để đưa ra đề xuất.

2. Tỉ lệ số nhấp hiển thị – Impressions Click through rate (CTR)

Chỉ số CTR đo tần suất một người xem video sau một lần hiển thị trên YouTube. Nếu video nhận được rất nhiều lượng truy cập và số lần hiển thị, nhưng không có lượt nhấp chuột vào xem video cho thấy thumbnail (hình bìa video) và tiêu đề video đang không thu hút khán giả mục tiêu.

Để tăng tỉ lệ nhấp chuột vào video cần hiểu về ý nghĩa hiển thị của các chỉ số. Lấy trường hợp nêu trên. Tỷ lệ nhấp cao, thời lượng xem trung bình thấp có nghĩa người xem chỉ đang hấp dẫn bởi tiêu đề hoặc thumbnail nhưng nội dung không đủ giữ chân họ lại. Ngược lại, tỷ lệ nhấp vào video thấp nhưng thời lượng xem lâu hơn (trên 50% thời lượng video), người làm nội dung cần cải thiện tiêu đề, hình ảnh bìa để thu hút người xem chú ý.

Chỉ số CTR đo tần suất một người xem video sau một lần hiển thị trên YouTube. Nếu video nhận được rất nhiều lượng truy cập và số lần hiển thị, nhưng không có lượt nhấp chuột vào xem video cho thấy thumbnail (hình bìa video) và tiêu đề video đang không thu hút khán giả mục tiêu.

3. Lượt xem trung bình trên mỗi người xem – Average view per viewer

Chỉ số này cho biết số lần trung bình một người xem video, càng nhận nhiều lượt xem cho thấy mức độ tương tác tốt của kênh trên YouTube. Thuật toán của YouTube đánh giá dựa trên hành vi của người dùng để đưa ra đề xuất video hiển thị nhiều hơn trên trang chủ và công cụ search

Số lượt xem chịu ảnh hưởng bởi chủ đề nội dung video và những video đó được nhắm mục tiêu vào đối tượng nào. Thông thường, các nội dung hướng dẫn, chia sẻ tips sử dụng sản phẩm có lượt quay lại xem nhiều hơn vì tính ứng dụng cao

Cách tăng chỉ số lượt xem trung bình:

  • So sánh các chỉ số lượt xem trong lịch sử, tập trung xây dựng những chủ đề có lượt xem lại cao.
  • Xây dựng chủ đề/nội dung dựa vào hồ sơ đối tượng mục tiêu. Bạn đang muốn thu hút đối tượng nào, họ có những nhu cầu gì, thường quan tâm đến chủ đề nào?

4. Nhân khẩu học – Demographics

Những thông tin về nhân khẩu học cho bạn biết khán giả chính của kênh đến từ đâu, giới tính, độ tuổi của họ. Từ đó xác định xem nội dung video có đang thu hút đúng đối tượng mục tiêu của chiến dịch marketing.

B. Chỉ số tiêu thụ nội dung – Consumption metrics

Chỉ số này cho phép đo phần trăm độ dài video trung bình được xem. 

Tỉ lệ này đặc biệt quan trọng vì YouTube sử dụng nó để đánh giá mức độ thu hút của video của bạn đối với người dùng.

6. Thời lượng xem trung  bình – Average View Duration (AVD)

Chỉ số này thể hiện tổng thời gian xem của một video chia cho số lần phát video (bao gồm cả phát lại)

Thời lượng xem trung bình càng thấp, YouTube càng ít có khả năng đề xuất video của bạn đến người xem khác. Chỉ số này tương tự với chỉ số phía trên nhưng được đo bằng đơn vị thời gian.

7. Tỉ lệ giữ chân người xem – Audience Retention

Tỷ lệ giữ chân người xem cho biết thời điểm xem và rời khỏi video. Sự chú ý của khán giả được đo lường dưới dạng phần trăm và cho bạn biết chính xác thời điểm người xem không còn hứng thú với nội dung video, giúp bạn xác định những gì cần thay đổi để tăng giá trị giữ chân của họ.

8. Thời gian xem thực của người đăng ký kênh – Watch time from subscribers

Chỉ số thời gian xem từ subscribers hiển thị thời lượng người dùng đã đăng ký kênh đã xem video. Tỷ lệ phần trăm cao cho thấy rằng các video đang được khán giả của kênh đánh giá cao. Ngược lại, thời gian xem, APV và AVD của người đăng ký càng thấp, thì càng rõ ràng rằng kênh không mang lại giá trị như mong đợi

C. Chỉ số phản hồi của người xem

Những chỉ số phản hồi là những số liệu đầu tiên người xem Youtube chú ý vì chúng hiển thị ngay trên giao diện kênh. 

9. Chỉ số tương tác – Engagements

Giống như các kênh social media khác, tương tác là một trong những KPIs trọng tâm khi phân tích hiệu quả kênh YouTube. Các chỉ số tương tác bao gồm lượt thích, không thích, nhận xét, chia sẻ… cho thấy người xem đánh giá nội dung video như thế nào, và có nhắm mục tiêu đúng đối tượng bằng các video phù hợp hay không. Ví dụ, số lượng dislike cho biết có bao nhiêu người không thích nội dung đã đăng, nhãn hàng sẽ cần xem xét lý do tại sao nhận được những phản ứng tiêu cực. Phân tích phản ứng từ khách hàng cho biết nhiều hơn về khán giả của kênh và mối quan hệ của kênh với họ.

10. Chỉ số đề xuất của Youtube – Youtube video recommendations

Các đề xuất của YouTube phụ thuộc vào sự kết hợp biểu hiện của tất cả các chỉ số trên. Như đã đề cập trước đó, khi càng nhiều người dùng tương tác với nội dung video, thì YouTube càng thu thập nhiều dữ liệu hơn khi tạo hồ sơ người dùng. Hồ sơ người dùng cho YouTube biết người xem thích nhấp vào nội dung gì, họ thích xem gì và mức độ tương tác của họ thông qua các hành động như thích (hoặc không thích), nhận xét và chia sẻ.

Chỉ số hoặc KPI YouTube là một công cụ đo lường đánh giá hiệu suất nội dung video trên kênh truyền thông YouTube. Nó dựa trên việc xác định các yếu tố phù hợp cần thiết để thiết lập nội dung nào mang lại thành công, cần thiết cho việc xây dựng chiến lược video marketing.

Liên hệ ngay với SKYPERRY qua hotline: 088 605 6868 hoặc email support@skyperry.com để được tư vấn nhanh cùng SKYPERRY.