Tiềm năng sáng tạo từ đa dạng người dùng giúp các video trên TikTok dễ dàng được tiếp nhận ngay cả khi nó chứa đựng những thông điệp quảng cáo. Vì vậy tuy chỉ 14% người dùng TikTok nhấp vào một liên kết sau khi xem quảng cáo nhưng lượng khán giả mua một món hàng sau khi xem quảng cáo trên TikTok cao gấp 1,5 lần so với các nền tảng khác (theo Kantar).
Để tăng hiệu quả quảng cáo trên TikTok, bên cạnh việc đầu tư xây dựng nội dung hay làm việc cùng người nổi tiếng, các nhãn hàng có thể tham khảo những cách sau:
- Kết hợp sáng tạo cùng khách hàng
- Sử dụng linh hoạt những công cụ TikTok cung cấp cho đối tác
- Biến TikTok thành kênh truyền thông về nội bộ doanh nghiệp
1. Kết hợp sáng tạo cùng khách hàng
Theo Ken Hughes – chuyên gia nghiên cứu hành vi người dùng của TikTok, việc kết hợp, nhìn nhận khách hàng là cộng sự của thương hiệu sẽ là đòn bẩy cho thành công của các hoạt động truyền thông. Những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho nhãn hàng khi muốn đưa người dùng trở thành đại sứ thương hiệu bao gồm chức năng Duet – quay video cùng người nổi tiếng hay Branded Hashtag Challenge – Thử thách cùng nhãn hàng qua hashtag. Nếu Duet cho phép khán giả trở thành một phần trong tác phẩm video của KOL, thì những thử thách kèm hashtag lại là những xu hướng mà người dùng muốn được trải nghiệm.
Với mục tiêu tiếp cận đến nhiều nhất người dùng tại Đông Âu và Châu Á, Pepsi sử dụng tính năng Duet của TikTok, thử thách của Pepsi là khuyến khích mọi người chơi cùng với ngôi sao bóng đá yêu thích của họ – tạo video của riêng họ bên cạnh các thần tượng, đồng thời thể hiện những động tác hay nhất bổ sung cho nội dung đến từ siêu sao trên nửa màn hình còn lại. Từ những cú hích cho đến cân bằng lon Pepsi, nội dung do người dùng tạo đã cho thấy những tiềm năng sáng tạo và lan toả hình ảnh thương hiệu một cách chủ động. Chiến dịch của Pepsi #PepsiChallenge là một ví dụ tốt nhất của TikTok – giúp tạo ra các chuyển động nhỏ và trải nghiệm chân thực tới hàng triệu người dùng. Đồng thời, tạo ra mức độ hiển thị đáng chú ý cho thương hiệu và đối tượng mục tiêu của họ.
2. Sử dụng linh hoạt những công cụ TikTok cung cấp cho đối tác
TikTok đã và đang cung cấp các công cụ sáng tạo, lan tỏa nội dung cho các nhóm đối tượng sử dụng. Đối với các thương hiệu cao cấp, 2 hình thức chủ yếu vẫn là tạo nội dung thu hút hay kết hợp với thật nhiều người có ảnh hưởng trên TikTok.
Riêng với nhóm SMEs, kinh nghiệm để đạt được mức hiển thị tối đa và không bị “bỏ quên” trên nền tảng tỷ người dùng này là hãy sử dụng triệt để những công cụ miễn phí TikTok, hoặc đơn giản hơn là làm việc cùng đối tác của họ.
Video thử thách mua hàng và hoàn tiền
Chiến dịch của Shopback diễn ra qua các giai đoạn khác nhau. Đầu tiên tăng nhận diện với KOL và Brand Hashtag Challenges. Tiếp theo các video unboxing, nhận quà tặng khả năng tương tác của người xem. Cùng với việc kết hợp Brand Effect và In-feed Ad đẩy nhanh mức độ tiếp cận của nhãn hàng đến nhiều người xem hơn.
Trong chiến dịch này, Agency đã không chỉ sử dụng một công cụ mà kết hợp nhiều chức năng khác nhau của TikTok để tăng hiệu quả chiến dịch. Đây cũng là một trong những điểm sáng khi nhãn hàng làm việc với Agency, khi có thể nhận được những phân tích về insight của người dùng để đưa ra những nội dung phù hợp.
Trong Hội nghị trực tuyến tổ chức ngày 30/9 vừa qua, TikTok cũng nhấn mạnh đến chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả chiến dịch với các sản phẩm quảng cáo của TikTok như Spark Ads, Hashtag Challenge, Brand Effect, In-feed Ad… để thúc đẩy hiệu quả ở phần dưới của phễu Marketing như chuyển đổi, cài đặt hoặc mua hàng. Ngoài ra còn có Livestreaming, TikTok shopping. TikTok Shopping là một bộ giải pháp, tính năng và công cụ quảng cáo mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội nắm bắt toàn bộ sức mạnh ảnh hưởng của TikTok đối với các quyết định mua hàng.
3. Biến TikTok thành kênh truyền thông về nội bộ doanh nghiệp
Truyền thông nội bộ từ lâu đã trở thành nhóm nội dung giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp hiệu quả. Theo đó, video TikTok cũng có thể là một nơi tuyệt vời để giới thiệu hoạt động hậu trường kinh doanh, vừa là cách để tăng độ nhận diện riêng (identity) và sự chân thực của thương hiệu.
Một vài ví dụ về nội dung truyền thông nội bộ doanh nghiệp:
- Bộ phận nhân sự công ty có thể biến các khóa đào tạo trở nên thú vị, tăng tương tác hơn bằng cách phát trực tiếp trên TikTok.
- Với nhân khẩu học trẻ năng động, TikTok có thể là lựa chọn tuyệt vời để tiếp cận nguồn nhân lực bậc cao là sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học. Đã có rất nhiều chủ đề từ nhãn hàng cho thấy mức độ phù hợp với nhóm người dùng TikTok như – thể thao, thần tượng, ca hát…
- Những SMEs về nhà hàng, hoặc thực phẩm nên có những hoạt động về quy trình chế biến hay kiến thức nguyên liệu để tăng mức độ tin cậy từ người tiêu dùng.
Yêu cầu về độ chân thực, sáng tạo ngày càng cao trên kênh TikTok khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ loay hoay với bản kế hoạch nội dung của mình. Để đạt hiệu quả lâu dài là xây dựng brand love hay độ nhận diện, thương hiệu cần khai thác những chủ đề mới lạ cho riêng mình, thay vì dựa vào xu hướng thịnh hành hoặc các nội dung có sẵn. Một trong những cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp để nhanh chóng tham gia nền tảng sáng tạo cao là làm việc cùng agency đối tác của TikTok. Bên cạnh việc tận dụng được nguồn nhân sự chuyên môn cao về sáng tạo nội dung, các đối tác này còn đảm bảo cho nội dung của nhãn hàng được hiển thị tối đa trên nền tảng, cũng như cập nhật tính năng mới từ TikTok.