Bạn hay được nghe về content “trending”, content “ độc, lạ”. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình cũng như cách để xây dựng content chất lượng cao. Trước hết, hãy xem qua từng lớp của content nhé!

Content production – hay sản xuất nội dung, là hoạt động dài hạn, được xây dựng dựa trên định vị của thương hiệu và tệp khách hàng hướng tới.

Trong marketing, content là “ king” nhưng hoạt động này lại thường bị bỏ rơi bởi những doanh nghiệp muốn đạt được kết quả nhanh chóng và không chặt chẽ về khâu sản xuất nội dung. 

Yếu tố quan trọng để sản xuất ra được content chất lượng cao là hiểu đúng về content marketing.

Content marketing là gì?

Content marketing là việc xây dựng nội dung có giá trị phục vụ đúng nhu cầu cho những khách hàng tiềm năng và cuối cùng thúc đẩy hành động của khách hàng để có được lợi nhuận. 

Nếu marketing là một chiếc bánh béo bở với vô vàn những tầng hương vị hấp dẫn, thì với chiếc bánh “ content” cũng vậy.

Việc bạn check-in trên instagram, facebook hay việc bạn quay story mỗi ngày về ly nước bạn uống, chú mèo hay người yêu của bạn…. đó không phải là hoạt động của content marketing. 

Sự khác biệt của content marketing là giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc hướng đến mục tiêu của khách hàng : 

  1. Nội dung có khả năng giải quyết nhu cầu của khách hàng ( hay là đối tượng sẽ mua sản phẩm của brand)
  2. Được tối ưu hóa chuẩn SEO về nội dung hoặc video, tăng trải nghiệm của người dùng và tỷ lệ chuyển đổi cao. 
  3. Hướng đến phân khúc nhất định đối với từng kênh marketing.
  4. Hiệu quả được đo lường và đánh giá qua nội dung qua KPI hoặc ROI của từng chiến dịch. 

Sân chơi content marketing rất đa dạng hoạt động, bao gồm: 

  • Blog/News
  • Sản xuất video
  • Podcast
  • Trình chiếu
  • Quà tặng 
  • Infographics, GIF, memes
  • Email
  • Những cuộc hội thảo, phỏng vấn
  • Sách
  • Khóa học
  • Social media
  • Ebook/Whitepaper

Tuỳ vào các kênh social media doanh nghiệp muốn phát triển để chọn ra loại content phù hợp. Đúng format, cấu trúc, hay thậm chí là nhạc đang hot trên từng trang social… để sản xuất ra nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng.

Về phần đối thủ cũng vậy, bạn có thể chọn những content giống với đối thủ nhưng với phiên bản tốt hơn để tăng tính cạnh tranh hoặc tạo nên content hoàn toàn khác biệt và độc đáo. 

Content chất lượng cao?

Để giải quyết câu hỏi này tốt nhất, hãy xem qua Search Intent

Có những loại search intent rất phổ biến trong những năm vừa qua:

  1. Thông tin – tìm kiếm thông tin: Tất cả những câu hỏi liên quan đến tình hình hiện nay, “ Cô A mặc gì?” “ MV hot nhất?” “ Bắt gặp showbiz có gì” … Đây không phải là cách tăng doanh thu bán hàng nhưng có thể dùng những từ khoá này để giúp cho khách hàng dễ dàng biết đến thương hiệu cũng như truy cập vào website của brand.
  2. Điều hướng – điều này dễ nhận thấy ở trong Google Search Console. Khách hàng sẽ là những người đã quen thuộc với thương hiệu/ sản phẩm và muốn truy cập vào trang web của brand.
  3. So sánh – khách hàng đến gần hơn với việc mua hàng, nhưng mua của bạn hay đối thủ thì chưa biết. Đánh giá sản phẩm, so sánh giá cả, phân tích, feedback thường được thay đổi thường xuyên. Điều này nằm ngoài website và dù cho các brand vẫn đang cố gắng chứng tỏ mình là tốt nhất. 
  4. Mục đích – Mua hàng là một yếu tố lớn, các yếu tố để kích hoạt việc mua hàng như: Đăng kí mua hàng, giảm giá, miễn phí giao hàng, giao hàng nhanh24h… – những thứ liên quan đến việc “ chốt đơn”. Nếu bán hàng là mục tiêu chính, thì hãy xem xây dựng trải nghiệm tốt cho người mua cũng tương tự. Hiện tại chi phí cho PPC có thể khá cao, nhưng việc bạn đầu tư vào trải nghiệm khách hàng thì cũng hoàn toàn xứng đáng. 

Google ( và các công cụ khác) tập trung vào engagement và sự quan tâm của người dùng để xếp hàng website. Điều này trả lời cho câu hỏi “ Làm sao để giữ người xem trên trang web của bạn lâu nhất”. Tiêu đề, tỷ lệ truy cập càng cao sẽ đẩy vị trí website cao hơn trên bảng xếp hạng của Google. Và tỷ lệ thoát càng cao cũng sẽ khiến website của bạn bị đánh giá thấp, vì vậy nội dung website nên phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. 

Data, Nghiên cứu, Đánh giá, Uy tín

Một trong những khía cạnh của việc xếp hạng và giữ chân khách hàng đó là Uy Tín:

Xây dựng content tạo uy tín cần dựa trên các yếu tố sau:

  • Số liệu thống kê
  • Nghiên cứu của chuyên gia
  • Câu chuyện có thật
  • Những câu chuyện từ khách hàng đã trải nghiệm
  • Hình ảnh từ khách hàng
  • Trích dẫn từ các chuyên gia
  • Dữ liệu thị trường
  • Báo cáo tóm tắt

Sự uy tín và content chất lượng sẽ giúp vị trí bài viết trên Google cao hơn. Dễ thấy trên các bài post review không quảng cáo hoặc mang tính thương mại thường được xếp hạng cao, thu hút lượt xem hơn.

Chuyển đổi content chất lượng?

Tạo content chất lượng là một phần quan trọng đối với các chiến dịch muốn thành công tuy nhiên sự chuyển đổi vẫn là điều quan trọng nhất

Bên cạnh việc tạo sản phẩm tốt, phải chắc rằng trải nghiệm lúc mua hàng cũng vậy. CTA ( call to action) của bạn đủ nổi bật, vừa phải ( không spam) và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.

Và đó là bức tranh lớn tổng thể những điểm chính của Content chất lượng, bây giờ hãy cùng vào cốt lõi tìm hiểu cách đi để đạt được điều đó.

1. Giai đoạn mua hàng

Xây dựng content hỗ trợ việc thúc đẩy hành động mua hàng diễn ra nhanh hơn, giảm những rào cản tâm lý khi khách hàng đứng trước quyết định mua hàng.

Hành trình  để dẫn đến quyết định mua hàng có nhiều bước khác nhau, nhưng theo HubSpot phân tích có những chu kỳ chính mà người mua trải qua để dẫn đến quyết định mua hàng:

  1. Awareness ( Nhận thức): Người mua nhận ra vấn đề, nhu cầu của bản thân. Lúc này chúng ta cần xác định được hoàn cảnh người tiêu dùng, hiểu rõ nhu cầu, vấn đề này được phát sinh như thế nào? Cái gì tạo ra nhu cầu và làm thế nào để tác động đến việc nhận ra vấn đề mua của họ. 
  2. Consideration ( Cân nhắc): Hiểu rõ vấn đề của bản thân để tìm kiếm giải pháp. Lúc này người mua có thể tìm kiếm các thông tin trên các trang web, trang mạng xã hội, video, báo chí… Người tiêu dùng có thể hiểu về sản phẩm , đặc tính của chúng. Từ đó đưa ra những tiêu chí chọn mua phù hợp.
  3. Decision ( Quyết định): Sau khi đánh giá tất cả cùng với tiêu chí của mình người tiêu dùng sẽ hình thành quyết ý định mua sản phẩm. 

Từ hành trình này, ta có thể đưa content theo người tiêu dùng từng giai đoạn và giúp họ quen với mặt hàng, dịch vụ của thương hiệu. 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường mắc một vài lỗi như:

  • Content không chuyển đổi được: Content theo khách hàng từ giai đoạn đầu đến cuối cùng, nhưng trong mỗi giai đoạn content không thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng dẫn đến việc không thể chuyển đổi hành động.
  • Content giữa các giai đoạn không liên kết với nhau: Hành trình mua hàng có thể mất một khoảng thời gian khá lâu (nhất là đối với khách hàng B2B), doanh nghiệp rất dễ để “ lạc” mất khách hàng. Vì thế bạn cần những content chất lượng, những nội dung hình thức khác nhau đủ để theo khách hàng đến cuối cùng. Đây cũng là một cách để xây dựng sự uy tín cũng như đến gần hơn việc chuyển đổi.

2. Kết hợp nội dung

Xác định được công cụ, các kênh, đội ngũ dành riêng cho brand của mình là điều quan trọng. Tuy vậy, nếu bạn chưa xây dựng được có một team gồm: nghiên cứu thị trường, quản lý fanpage, thiết kế, content/copywriter… để đáp ứng tất cả các yếu tố trên thì cách đơn giản hơn hãy nghĩ đến:  KÊNH SOCIAL MEDIA NỘI DUNG CHẤT LƯỢNG CAO

Có một vài lưu ý để bắt đầu:

  • Facebook với B2C và LinkedIn với B2B
  • Xây dựng content khác với những gì đã có sẵn. Nếu facebook và youtube đã bão hoà nội dung hình ảnh, video, doanh nghiệp có thể hướng đến làm podcast. Hoặc chuyển sang các platform khác như Tiktok, Instagram ít bão hoà hơn ( trong khi các nền tảng khác lưu lượng truy cập và cạnh tranh gay gắt hơn) 
  • Và đương nhiên – Làm những gì tốt nhất cho hình ảnh doanh nghiệp trước. Ngay cả khi podcast hoặc video không phải là platform phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực của bạn, nhưng nếu bạn sở hữu một diễn giả tuyệt vời thì đây chắc chắn là nơi để tận dụng và tạo ra sự đột phá. 

Tuy vậy bất kì platform, content như thế nào, hãy luôn kiên trì với chúng.

3. Nghiên cứu nội dung

Đây có thể coi như việc nghiên cứu đối thủ – nhưng nâng cấp hơn. 

Với cùng một đối tượng khách hàng, cần nghiên cứu về content, các kênh social, chiến dịch của đối thủ, xem họ hoạt động như thế nào trên những đối tượng khách hàng ấy. Những gì hiệu quả, những gì không hiệu quả. 

Có thể sử dụng BuzzSumo để nghiên cứu. BuzzSumo tổng hợp các content hiệu quả với lượt tương tác cao trong lĩnh vực mà bạn muốn phát triển.

BuzzSumo có thể giúp bạn:

  • Tổng hợp những brand có độ nhận diện cao trong lĩnh vực bạn muốn hướng tới
  • Tìm ra những content đạt hiệu quả trong từng lĩnh vực
  • Chỉ ra những kênh social có lượng tương tác tốt
  • Cung cấp những tài khoản đã chia sẻ, những người quan tâm đến content về lĩnh vực của bạn trên nền tảng của Twitter

Bước này sẽ giúp cho hướng đi content của bạn cụ thể hơn bao gồm: Chủ đề mà khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm, đúng format và điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn mua hàng của người tiêu dùng.

4. Lên kế hoạch cụ thể 

Tiếp theo đó là tạo một kế hoạch cụ thể về những gì đã nghiên cứu. Bạn có thể viết ra một danh sách 20 ( hoặc nhiều hơn) ý tưởng content bạn muốn thử khi mới bắt đầu ( Content này có thể được dùng trên các kênh social khác nhau, hoặc dưới dạng video, podcast..)

Thông thường khi kết hợp với agency, họ sẽ đề xuất sản xuất ra hơn một trăm content mỗi tháng, lựa chọn và sàng lọc xuống còn khoảng 40 và lên kế hoạch sản xuất.  Với video, họ nghiên cứu tìm hiểu những thông tin, câu trả lời trên social và chọn ra những ý tưởng hay để thực hiện.

Khi bạn hài lòng với kế hoạch và danh sách những ý tưởng (càng dài, càng tốt), sẽ đến giai đoạn phân bổ thời gian để sản xuất nội dung.

5. Khung giờ

Thời gian để quảng bá content cũng rất quan trọng. Hầu hết các số liệu báo cáo, kết quả sẽ cho ra khác nhau tùy vào thời điểm bạn post hoặc phân phối chúng. Đối với từng kênh social thời gian để quảng bá cũng khác nhau

Theo TrackMaven, tại đây, những giờ hoạt động tốt trên các kênh social:

Quy tắc tương tự cũng được áp dụng để xuất bản nội dung  ở các kênh social khác. Ví dụ, các bài viết được xuất bản trên LinkedIn hoạt động tốt hơn rất nhiều nếu bạn nhận được một loạt các bình luận trong giờ đầu tiên.

Tìm đúng thuật toán, quy tắc của từng kênh social sẽ đẩy mạnh hơn việc quảng bá nội dung, từ đó chiến dịch của bạn sẽ hiệu quả và tiếp cận khách hàng tốt hơn.

6. Quảng bá

Một nguyên tắc về content marketing được phổ biến thời gian gần đây đó là Pareto 80/20: 20% thời gian bạn bỏ ra để sản xuất nội dung và 80% quảng bá, phân phối chúng. 

Liên tục quảng bá, xây dựng cộng đồng người theo dõi content trên các kênh truyền thông. “ Tái sử dụng” những content hiệu quả và làm mới chúng theo thời gian qua từng giai đoạn. 

Lựa chọn khung giờ cũng là một yếu tố quan trọng. Nghiên cứu các khung giờ hiệu quả của từng kênh social và lên lịch các bài post. Ban đầu chỉ nên thử với $20 – $50 cho mỗi bài đăng và theo dõi lượng tương tác, khách hàng từ đó có thể điều chỉnh để có những kế hoạch phù hợp với các bài đăng sau này.

7. Lặp đi lặp lại

Xây lại nội dung content mới lạ hơn, bên cạnh đó vẫn quảng bá cho các chiến dịch gần nhất, tận dụng những content cũ có hiệu quả và nội dung của chúng liên quan với nhau và phù hợp với chiến dịch bạn đang chạy. 

Điều này giúp nhãn hàng khai thác triệt để nội dung đã sản xuất và tối đa hoá hiệu quả trên các nền tảng.

8. Storytelling

Câu chuyện đằng sau sản phẩm rất quan trọng, bởi nếu không có chúng thì sản phẩm cũng chỉ là một danh sách liệt kê ra những tính năng. Người tiêu dùng họ cần giải pháp cho những nhu cầu của họ, và Storytelling cho phép các tính năng hoạt động cụ thể hơn qua các tình huống thực tế. 

Rõ hơn về các kể chuyện này, bạn có thể trả lời những yếu tố dưới đây để có thể viết ra câu chuyện: 

  • Sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh của mình
  • Văn hoá công ty
  • Câu chuyện khi mới bắt đầu làm
  • Ý tưởng về sản phẩm để giải quyết nhu cầu của khách hàng. 

Và để xây dựng nên một “ đế chế” mới thì sẽ có hai cách sau, tuy vậy cách đầu tiên rất hiếm vì hiện nay có nhiều thương hiệu đổi mới hằng ngày và sẽ rất khó nếu muốn bắt kịp họ.

  • Xây dựng một sản phẩm hoàn toàn mới lạ, độc đáo, và những sản phẩm đầu tiên sẽ luôn gây ấn tượng với khách hàng hơn cả.
  • Tìm ra sản phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm nhất, từ đó cải tiến và cạnh tranh với những đối thủ tương tự trên thị trường

Khi đã nghiên cứu rõ về khách hàng, content cũng như những platform phân phối nội dung, hãy đảm bảo luôn tối ưu hoá và quan sát các kênh hoạt động để đẩy mạnh hơn nữa. 

Có rất nhiều hình thức marketing thay thế ngoài kia nhưng chỉ có hiệu quả khi bạn tạo ra được Content chất lượng!