Khi cần xác định marketing của nhãn hàng có phải là “always-on” hay không, marketer thường gặp nhiều cách hiểu và hoạt động khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng tổng hợp một cách cô đọng nhất khái niệm về always-on marketing, và cung cấp một vài tip để nhãn hàng có thể thực hiện.

  1. Trước tiên, always-on marketing là gì?
  2. Tại sao cần sử dụng always-on marketing?

1. Trước tiên, always-on marketing là gì?

Thông thường, website cùng các tài khoản social media của nhãn hàng được đặt ở chế độ hoạt động liên tục 24/7. Khi độc giả cần tìm thì thông tin, nội dung luôn có sẵn trên đó. Nếu một khách hàng tiềm năng đột nhiên muốn search về công thức sử dụng thiết bị hay tải ebook của công ty lúc 3 giờ sáng, họ hoàn toàn có thể chủ động, và những người làm marketing sẽ cảm ơn họ ngay trong khi đang ngủ.

Và đây là khái niệm cơ bản về always-on marketing:

Cách tiếp cận khách hàng mục tiêu có kế hoạch trước, liên tục tối ưu hóa các hoạt động marketing hỗ trợ cho việc thu hút và duy trì lượng khách hàng. Những hoạt động này nhằm tối đa hóa khả năng hiển thị thông điệp từ nhãn hàng và thuyết phục mua hàng thông qua vòng đời của khách hàng.

Các hoạt động chính của always-on marketing  bao gồm: content marketing giúp tăng khả năng hiển thị khi khách truy cập tìm kiếm sản phẩm, thông tin hoặc giải trí; social media và influencer marketing giúp tăng tương tác với thông điệp nhãn hàng. Khi khách đã biết đến thương hiệu, các hoạt động marketing có thể sử dụng tiếp theo bao gồm: email marketing, SMS marketing hoặc tạo mối quan hệ cá nhân hóa tại chỗ và quảng cáo ngoài trang web để nuôi dưỡng hành trình khách hàng.

Hai tính năng chính của always-on marketing:

  • Lôi kéo khách hàng: nhờ việc phân tích, theo dõi những biến động trong hành vi tìm kiếm thông tin của người tiêu dùng mục tiêu, marketer có thể đưa ra chiến lược nội dung phù hợp và lôi kéo sự chú ý của target audience (TA)
  • Dự đoán: với một kế hoạch always-on marketing tốt, người làm marketing sẽ dự đoán được xu hướng cũng như biến động của nhu cầu thị trường

2. Tại sao cần sử dụng always-on marketing?

Mục đích của việc thiết lập kế hoạch always-on marketing nhằm duy trì sự hiện diện của nhãn hàng, thông tin thương hiệu liên tục trong suốt 365 ngày. Bằng cách này, doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và thuyết phục người tiêu dùng ngay khi họ thể hiện ý định mua qua việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ trên các phương tiện truyền thông xã hội, đánh giá, trang web so sánh và những influencer ưa thích của họ.

Hoạt động chính để thiết lập always-on marketing:

  • Planning (Lập kế hoạch): Để lên kế hoạch thực hiện always-on marketing, đòi hỏi nhãn hàng phải khảo sát online và offline, phân tích hành vi, insights người tiêu dùng. Sau đó là kế hoạch media, định hướng nội dung, định hướng sáng tạo và chiến lược digital dựa trên những phân tích phía trên
  • Investing (Đầu tư): để thực hiện hoạt động always-on cần doanh nghiệp thiết lập những khoản đầu tư vào hoạt động tự động hoá, media, xây dựng nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút và nhắm đến đối tượng mục tiêu
  • Optimizing (Tối ưu hoá): hiện tại đã có rất nhiều nhãn hàng lớn và nhỏ thực hiện always-on marketing như là một hoạt động tiếp thị bắt buộc, vì vậy để cạnh tranh, cần phải tối ưu hoá các kỹ thuật – và một lần nữa, cần lập kế hoạch

Spotify là ví dụ về việc áp dụng always-on content trên các nền tảng digital. Trong một bài phỏng vấn với AdWeek, Mayur Gupta – phụ trách marketing và phát triển Spotify toàn cầu, đã tóm tắt những yếu tố để xây dựng một “bộ máy” always-on marketing:

  • Cái nhìn toàn diện về người tiêu dùng: Các marketer thường chỉ hướng đến một nhóm khách hàng duy nhất trong nhiều phân đoạn: email marketing, social media, e-commerce  Nếu một trong các hoạt động đó bị chặn, nhãn hàng sẽ “drop” khách hàng và rất khó để lôi kéo họ một lần nữa.
  • Bối cảnh thị trường: Xác định đối tượng tiếp cận là ai và tại sao? Mục tiêu kinh doanh là gì? Những hành vi mua hàng cần thay đổi? Phải tìm ra những thời điểm quan trọng để đưa ra thông điệp phù hợp vào đúng lúc
  • Sử dụng omnichannel:  Nhất quán mọi thông điệp của nhãn hàng bất kể trên kênh truyền thông nào khi tiếp cận người tiêu dùng và được tạo nên dựa trên hành vi của con người
  • Theo dõi, nhắm mục tiêu, kiểm tra và tinh chỉnh: một hoạt động marketing triển khai nhanh chóng luôn cần có những phép thử liên tục, sửa đổi và bắt kịp tốc độ thay đổi của thị trường

Liên hệ ngay với SKYPERRY qua hotline: 088 605 6868 hoặc email support@skyperry.com để được tư vấn nhanh cùng SKYPERRY.