Các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn cố gắng tìm cách để khách hàng “tiếp xúc thương hiệu” của họ nhiều nhất có thể. Do đó kênh phân phối nội dung là một khía cạnh quan trọng để xây dựng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp ở mọi ngành hàng khác nhau. Vậy để chọn kênh phân phối nội dung hiệu quả các doanh nghiệp SMEs cần xem xét những yếu tố nào?
1. Ngân sách
Ngân sách luôn là yếu tố khiến các nhà marketer phải “xoắn não” để đưa ra chiến lược đi kênh nội dung vừa hiệu quả vừa tối ưu được ngân sách. Theo kịp sự phát triển công nghệ 4.0 hiện nay, nhiều SMEs đã và đang phát triển nội dung số (digital content). Nội dung chất lượng kết hợp cùng công nghệ sẽ tạo ra làn sóng lan truyền rộng rãi, giúp thông điệp và tên thương hiệu tiếp cận được khách hàng mục tiêu của hãng. Như vậy, việc SMEs sử dụng các công cụ và nền tảng có thể theo dõi và đo lường hiệu quả nội dung ở các kênh là cách tốt nhất để sử dụng hợp lý ngân sách marketing.
2. Độ tiếp cận
Khi doanh nghiệp tự mình trải nghiệm quá trình mua hàng của khách hàng mục tiêu, họ có cơ hội hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi, sở thích của khách hàng. Từ đó đưa ra những chiến lược nội dung mang lại hiệu quả tốt hơn. Ví dụ như đối tượng mục tiêu của bạn là người trung niên, có độ tuổi 55 – 64 thì marketer không thể sử dụng mạng xã hội đang được giới trẻ ưa chuộng hiện nay – Tiktok để tạo ra sự trải nghiệm của họ. Thay vì quá tập trung kể câu chuyện thương hiệu của bạn và chạy theo công nghệ, SMEs hãy tập trung vào trải nghiệm khách hàng mục tiêu để đưa ra kênh phân phối nội dung phù hợp, tăng “điểm chạm” sản phẩm với họ.
3. Hình thức nội dung
Một yếu tố khác không kém phần quan trọng để thương hiệu bạn gây thiện cảm với khách hàng đó là hình thức nội dung. Trong thời đại số hiện nay, omnichannel (all channel) là phương thức được nhiều SMEs sử dụng để truyền đạt nội dung, thúc đẩy quá trình mua hàng của đối tượng mục tiêu, bao gồm những hình thức website, hình ảnh, livestream, … Các kênh bán hàng/ kênh phân phối nội dung của nhãn hàng được đồng bộ thông tin và có liên kết với nhau, khách hàng có thể hoàn tất sự trải nghiệm sản phẩm của mình bằng điện thoại thông minh, máy tính xách tay hay tại cửa hàng đều được. Tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nơi, dù trực tuyến hay ngoại tuyến, tổng hợp dữ liệu của khách hàng là những lợi ích SMEs cần cân nhắc khi lựa chọn hình thức phân phối nội dung.
4. Sử dụng mô hình O3 (Own – Other – Outer)
Nếu SME chưa xác định kênh có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu hãy sử dụng mô hình O3 (Own – Other – Outer) để phân tích. Đây là mô hình của 3 nguồn ảnh hưởng chính đến quyết định mua hàng của khách hàng. Trong đó, Own là những kênh mà bản thân doanh nghiệp đang sở hữu (như website công ty, fanpage, blog, …), Other là những kênh có thể tìm được (như mạng xã hội liên kết) và Outer là kênh phải trả tiền. Thông thường các ảnh hưởng từ bên ngoài (Outer) sẽ tác động đến khách hàng trước, vì vậy nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đã và đang sử dụng sức ảnh hưởng của influencer/ KOL để tạo sự chú ý và tăng độ nhận diện của nhãn hàng.
Tóm lại, lựa chọn kênh phân phối nội dung là nút thắt quan trọng mà các doanh nghiệp SME cần xem xét những yếu tố trên để đưa ra quyết định đúng đắn, giúp thông điệp cũng như sản phẩm của thương hiệu bạn tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Một khi đã lựa chọn kênh phân phối nội dung phù hợp việc tiếp theo SME sẽ tập trung sản xuất, khuếch đại content để tăng tương tác, thảo luận của khách hàng trên những kênh mình sở hữu.
Để được tư vấn về Kế hoạch xây dựng nội dung digital cho doanh nghiệp, xin liên hệ: SKYPERRY Digital marketing agency – Email: support@skyperry.com – Hotline: (+84) 88 605 6868.