Năm 2020 là năm có nhiều biến động mạnh đến tổng quan kinh tế thế giới do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Sự kiện này đã làm thay đổi hành vi người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm và cách thức mua hàng, họ cũng trở nên khắt khe hơn đối với các chiến dịch buộc nhãn hàng phải thay đổi về chiến lược tiếp thị. Dưới đây là một số xu hướng thời trang mà các nhãn hàng có thể áp dụng cho chiến lược truyền thông vào năm 2021.

1. Social media x E-commerce

Không chỉ đến khi COVID-19 bùng phát và đóng băng hoàn toàn các hoạt động mua sắm bên ngoài, mà trong những năm gần đây người tiêu dùng cũng đã có xu hướng chuyển nhu cầu đến cửa hàng sang các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với Thương mại điện tử có khả năng đã làm thay đổi cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Ngày càng có nhiều người tập trung vào mua sắm trực tuyến các sản phẩm mới, thay vì sản phẩm đã biết rõ – không cần trải nghiệm như trước. Điều này không chỉ tăng nhanh chóng số lượng đơn hàng trực tuyến, mà còn thay đổi bản chất nhu cầu từ khách hàng.

Savills Vietnam | E-Commerce In Vietnam - The Journey Of The Rose

Giai đoạn đầu năm 2020 chứng kiến sự đi xuống đối với hầu hết các doanh nghiệp, nhưng Thương mại điện tử cho thấy nhiều doanh nghiệp đã thích ứng tốt với tình hình. Để tiếp tục tạo ra doanh thu và bán hàng, các nhãn hàng liên tục phải giảm giá, bán hàng nhanh và cung cấp thẻ quà tặng cho người dùng trên trang thương mại điện tử. Vì vậy, mặc dù giá trung bình tổng thể của các sản phẩm thấp hơn bình thường, nhưng số lượng bán hàng thực tế đang tăng lên do online shopping là cách duy nhất mà hầu hết mọi người hiện có thể mua sản phẩm, ngay cả đối với những mặt hàng cần trải nghiệm thực tế như thời trang. Cho thấy, nếu các kênh bán hàng khác bị ảnh hưởng thì E-Commerce vẫn đảm bảo được doanh số cho doanh nghiệp và dần thay thế phương thức mua bán trực tiếp.

Thương mại điện tử đem lại sự tiện lợi cho cả nhãn hàng và người mua. Đối với nhãn hàng, các kênh thương mại điện tử cho phép xử lý đơn hàng và hoàn thành việc mua bán hiệu quả trong thời gian nhanh nhất. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ từ các kênh social media, thông tin về sản phẩm rõ ràng hơn và mang lại các trải nghiệm đa dạng cho người tiêu dùng. Nếu eCommerce là kênh đích cuối để khách hàng quyết định mua hàng, nội dung trên social media chính là cánh cổng giúp sản phẩm được nhận diện.

Ngoài ra, các nhà tiếp thị đẩy mạnh đầu tư vào những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL/Influencer), những người có tệp theo dõi phù hợp với tệp khách hàng mà nhãn hàng hướng đến, như vậy họ có thể truyền thông đến tệp khách hàng cụ thể hơn.

2. CSR trở thành hoạt động marketing chủ lực

Theo thống kê, thời trang là ngành công nghiệp ô nhiễm thứ hai trên thế giới. Sau khi các nhà môi trường phản ánh tình trạng môi trường biển đang ô nhiễm nghiêm trọng do các rác thải thời trang với mức ô nhiễm được dự báo là sẽ đạt đến 1 tấn nhựa trên 3 tấn cá, các ông lớn trong ngành sản xuất thời trang như H&M, Adidas đã ngay lập tức đưa ra những cam kết về “thời trang bền vững”.

Xu hướng này ra đời như lời hứa của các thương hiệu thời trang đình đám về một kỷ nguyên mới, khi con người vẫn có thể thoả mãn nhu cầu làm đẹp mà không làm hại đến môi trường sống. Nhất là khi thiên tai ngày càng gia tăng, nhưng nhu cầu của con người không giảm đi.

thoi trang ben vung - elle man 16

Đây được xem là một xu hướng về thời trang mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhãn hàng. Người tiêu dùng đang sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho những sản phẩm thân thiện với môi trường, họ tin rằng đang góp phần xây dựng môi trường sống bền vững thông qua hành vi mua sắm đúng đắn. Đồng thời, người mua cũng dễ dàng thay đổi mức độ trung thành với nhãn hàng nếu có thương hiệu mới đưa ra những thông điệp truyền thông tác động đến cảm xúc của họ.

“Hãy mua những loại quần áo làm từ một chất liệu duy nhất”,Christopher Raeburn – Nhà thiết kế, Giám đốc sáng tạo của Timberland

3. Xu hướng BOPIS – Buy online, Pick-up in store

Cùng với chiến lược giảm giá sản phẩm trên nền tảng eCommerce, các nhà bán lẻ cũng đang áp dụng mô hình BOPIS (Buy online, Pick-up in store) để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Đây là viết tắt của: Mua trực tuyến, Nhận tại cửa hàng, một cách tuyệt vời nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập online đồng thời kết nối trải nghiệm ngoại tuyến và trực tuyến của họ thống nhất với nhau.

Kết hợp trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng do BOPIS mang lại cho phép các nhà bán lẻ tương tác với khách hàng, cập nhật nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm họ cần, đồng thời cung cấp một cách mua sắm thuận tiện hơn cho tất cả mọi người.

Trong môi trường bán lẻ hiện nay, người mua hàng muốn có nhiều lựa chọn và linh hoạt trong cách hoàn thành đơn đặt hàng. Họ coi tốc độ và hiệu quả là những yếu tố chính quyết định xem họ có muốn tương tác với các thương hiệu hay không. Mô hình BOPIS đáp ứng các điều kiện đó thông qua việc cho phép khách hàng chọn mặt hàng họ muốn mua và thời gian chính xác họ muốn lấy chúng.

4. Tận dụng các nền tảng mới

Tik Tok hiện đang là nền tảng nội dung phát triển nhất, và các nhãn hàng cũng không thể bỏ qua cơ hội tiếp cận đến các đối tượng mục tiêu mới trên đó. TikTok có phạm vi tiếp cận tự nhiên cao. Nhãn hàng tạo ra những nội dung có khả năng lan tỏa sẽ giúp khán giả nhận diện thương hiệu dễ dàng, với mức chi phí thấp hoặc miễn phí. Sử dụng hashtag cũng là một cách giúp đẩy lượt xem video lên cao hơn trên TikTok.

Một tuần sau khi Levi’s hợp tác với những người có ảnh hưởng trên TikTok, lượt xem sản phẩm đã tăng hơn gấp đôi. Chiến dịch cũng thu hút nhiều khách hàng đến trang thương mại điện tử của Levi’s hơn.

03MarchBlog_TikTok_LargeImage_1

Khi các cửa hàng thực tế buộc phải đóng cửa hoặc ít nhất là giảm đáng kể cách thức hoạt động, nhiều người đã phải chuyển sang Shopify để tiếp tục bán hàng. Về cơ bản, Shopify cung cấp các công cụ cho phép các doanh nghiệp mở phiên bản kỹ thuật số của cửa hàng của họ trên nhiều kênh, bao gồm cả social media, để tối đa hóa doanh số bán hàng mà họ có thể tạo ra.

Đối với nhiều người, đây có thể là trải nghiệm đầu tiên của họ với Shopify, và Shopify đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bổ sung cho người bán trong suốt đại dịch ví dụ bản dùng thử miễn phí ba tháng nền tảng Thương mại điện tử để người dùng làm quen.

Trên thực tế, số lượng người tiêu dùng mua hàng lần đầu tiên từ tất cả người bán trên Shopify đã tăng 8% kể từ khi các biện pháp cách ly được áp dụng, trong khi số lượng người tiêu dùng mua hàng từ một người bán Shopify mới tăng 45%. Tổng cộng, giá trị hàng hóa được bán thông qua hệ thống thương mại điện tử và điểm bán hàng của Shopify đã tăng 46%, một con số chỉ được dự đoán sẽ tăng khi các doanh nghiệp này quen thuộc hơn với phương thức hoạt động mới.

Xây dựng kế hoạch digital marketing thúc đẩy doanh số năm 2021 đối với khách hàng ngành thời trang

Giai đoạn cuối năm là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tăng doanh thu và xây dựng kế hoạch marketing cho năm kế tiếp. Với những biến động xu hướng cuả ngành thời trang năm qua, các nhãn hàng có thể cân nhắc những hoạt động marketing tương ứng sau đây:

  • Tối ưu trải nghiệm mua hàng trên mobile với dịch vụ Social x eCommerce, xây dựng kênh social media mới.
  • Tăng lưu lượng khách hàng vào các kênh online với Social Group Marketing, kết hợp Influencer và eCommerce.
  • Tăng sức cạnh tranh trên các kênh bán hàng với các nội dung Video giới thiệu sản phẩm, Livetream review sản phẩm cùng KOL

Để được tư vấn rõ hơn về Kế hoạch xây dựng chiến lược digital marketing cho doanh nghiệp, xin liên hệ:

SKYPERRY Digital Marketing Agency