Việc nhập khẩu vào Thái Lan xưa nay vốn khó khăn vì hàng Việt Nam khó tiếp cận được các nhà phân phối và bản lẻ ở nước này. Tuy nhiên, những năm gần đây, Thái Lan có nền thương mại điện tử ngày càng mở rộng, việc bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội cũng hết sức sôi động. Nhờ đó, cơ hội để hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường Thái Lan trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Với chi phí tối ưu hơn, cơ hội này cũng không những dành cho doanh nghiệp lớn mà còn phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Nền thương mại điện tử đã trưởng thành, tỉ lệ người dân mua hàng online cao
Thái Lan có nền thương mại điện tử phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Phần lớn người dân quen thuộc với việc mua hàng trên các kênh online. Đi kèm theo đó, Thái Lan có mạng lưới logistic hết sức thuận tiện, phủ rộng khắp đất nước với tiêu chuẩn giao hàng trong ngày hoặc sang ngày hôm sau. Không giống phần lớn quốc gia Đông Nam Á khác, với nền thương mại điện tử đã trưởng thành, người dân xứ chùa vàng ưu tiên sự tiện lợi, sản phẩm chất lượng nhiều hơn giá cả.
Ngoài ra, Thái Lan là điểm nóng của xu hướng social commerce ở Đông Nam Á nhờ sự phổ biến của các nền tảng như Facebook, Instagram và LINE với 93% dân số sử dụng các ứng dụng này. Người dân Thái Lan đặc biệt yêu thích việc mua hàng qua các kênh mạng xã hội, không giống như Việt Nam vẫn ưu tiên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… Bán hàng trực tiếp qua Facebook Live, TikTok Shop, Live, Instagram được yêu thích ở đất nước này, với tổng giá trị hàng hóa lên đến gần 6 tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt, hoạt động livestream bán hàng với KOL đang nở rộ. Thái Lan vốn là quốc gia có ngành influencer marketing phát triển nhất Đông Nam Á.
Nhiều sản phẩm Việt Nam được người tiêu dùng Thái yêu thích
Người Thái yêu thích các sản phẩm độc đáo với giá thành hợp lý từ nhiều nơi trên thế giới. Họ cởi mở với các sản phẩm mới mẻ, khác biệt. 30% tổng giá trị hàng hóa TMĐT ở Thái là xuyên biên giới với 50% người tiêu dùng đã từng đặt hàng xuyên biên giới. Hàng hóa từ Đông Nam Á ngày càng được yêu thích nhờ chất lượng tốt và giá thành hợp lý.
Việt Nam và Thái Lan có các loại nông sản khá tương đồng nhau như sầu riêng, trái cây nhiệt đới… Từ nguồn nguyên vật liệu quen thuộc nhưng cách chế biến khác nhau mang lại trải nghiệm ẩm thực mới lạ. Đó là điểm hấp dẫn của thực phẩm Việt Nam. Có nhiều sản phẩm Việt được người Thái yêu thích chuyển tai nhau nhưng vẫn chưa mở rộng kênh bán online mạnh mẽ. Các sản phẩm như bánh pía, hạt điều rang muối, hạt sen, muối tôm… của Việt Nam đăc biệt được giới trẻ Thái Lan yêu thích. Ông Paul Srivorakul, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của aCommerce chia sẻ: “Người tiêu dùng Thái Lan hiện nay thường chờ vải thiều Việt Nam vào mùa để thưởng thức loại vải có chất lượng tốt bậc nhất thế giới”.
Các loại cà phê, mì gói, phở, bún Việt Nam… đã được biết đến ở Thái. Các loại trà trái cây của chúng ta cũng có tiềm năng lớn vì người dân hướng tới lối sống lành mạnh. Ngoài các thương hiệu lớn, vẫn còn rất nhiều không gian cho các thương hiệu nhỏ hơn của các ngành hàng trên tiếp cận thị trường này.
Ngoài ra, người Thái yêu thích đầu tư vào trải nghiệm cá nhân. Người dân nước này đặc biệt yêu thích và có nền văn hóa, nghệ thuật phát triển. Họ yêu thích âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn. Họ quan tâm vẻ bề ngoài, đầu tư vào quần áo và mỹ phẩm. Những sản phẩm thời trang, thủ công mỹ nghệ thân thiện với môi trường của Việt Nam rất có tiềm năng ở đất nước yêu nghệ thuật này.
Mặt khác, Thái Lan hiện cũng chưa áp dụng chính sách phòng vệ thương mại với Việt Nam vì họ đang có thặng dư thương mại rất lớn với nước ta. Hàng Việt Nam cũng chưa xuất khẩu nhiều qua Thái Lan gây uy hiếp đến sản xuất trong nước để Thái Lan phải kích hoạt các chính sách phòng vệ.
Chương trình SEA Commerce
Với kinh nghiệm triển khai các dự án influencer marketing ở Thái Lan, SKYPERRY đã xây dựng được sự am hiểu thị trường cùng mạng lưới hàng ngàn influencer ở nhiều lĩnh vực. Nhận thấy, thị trường Thái Lan mặc dù có mức độ phát triển cao, hàng hóa đa dạng với chất lượng tốt nhưng hàng hóa Việt Nam cũng có chất lượng và mẫu mã ngày càng cạnh tranh, hoàn toàn có thể đặt chân vào thị trường. Sự phổ biến của thương mại điện tử ở Thái Lan là cơ hội để hàng Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường này hơn với chi phí hợp lý hơn. Nắm bắt được điều này, SKYPERRY ra mắt chương trình SEAcommerce giúp kết nối hàng từ nhà sản xuất Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng xứ chùa Vàng. Chương trình bao gồm bộ dịch vụ liền mạch từ xuất nhập khẩu, marketing tổng thể, bán hàng qua mạng lưới KOL ở Thái Lan và xử lý đơn hàng ngay tại nước bản địa. Nhờ vậy, hàng hóa có thể đến tay người tiêu dùng với chi phí tốt hơn. Để biết thêm thông tin về chương trình SEAcommerce, hãy liên hệ với chúng tôi tại đây