Marketing không còn là lĩnh vực chỉ cần sáng tạo, hay chỉ cần hiểu rõ về đối tượng mua hàng. Nó đang đòi hỏi người làm marketing phải kết hợp cộng hưởng của niềm đam mê sáng tạo bất tận và những kiến thức, tư duy logic, thành thạo các thuật toán của nền tảng kỹ thuật số. Những digital marketer tốt nhất “đội” rất nhiều danh hiệu trên đầu, cả chính thức và không chính thức. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về nhiều kỹ năng và vai trò cần thiết cho một digital marketer ngày nay.

  1. Lead Generation – Thu thập dữ liệu
  2. Data Analysis – Phân tích dữ liệu
  3. Content management – Quản lý nội dung
  4. Social media skills – Kỹ năng về social media
  5. Sale Process – Hiểu rõ về quy trình bán hàng sau tiếp thị
  6. Campaign flow development – Phát triển “luồng” chiến dịch
  7. Digital Creativity – Sáng tạo 

1. Lead Generation – Thu thập dữ liệu

Là khả năng thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm năng thông qua việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên website, của bên thứ ba, thông tin từ traffic website, sự kiện, hoặc từ nguồn download tài liệu công ty.

Nguồn data này phục vụ mục đích cuối cùng là tăng cơ hội bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Thông tin khách hàng tiềm năng cần bao gồm tên, email, công ty, sở thích sản phẩm, nhân khẩu học – khi thông tin càng chi tiết, cơ hội bán đúng sản phẩm cho khách hàng của bạn càng cao. 

Việc tạo khách hàng tiềm năng đòi hỏi khả năng thực hiện nghiên cứu, phân tích dữ liệu, hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp rõ ràng và nhanh nhẹn với việc thu thập và phân phối dữ liệu. Bởi vì nguồn data rất rộng,  nên kỹ năng đọc số liệu, kiến thức sử dụng các công cụ theo dõi, quản lý biểu mẫu từ website và phương tiện truyền thông xã hội là chìa khóa để bạn sàng lọc, lựa chọn dữ liệu.

Một số cách thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng:

  • Xây dựng content tương tác trên mạng xã hội: nội dung về mini game, Q&A, chương trình khuyến mãi, livestream…  
  • Tạo hoặc tham gia các sự kiện offline/online với sự có mặt của khách hàng mục tiêu
  • Cung cấp những tài liệu có giá trị kiến thức (e-book, whitepaper, report) kích thích người đọc để lại thông tin
  • Khai thác mạng lưới cá nhân
  • Cung cấp các gói sản phẩm ưu đãi theo thời vụ nhất định

2. Data Analysis – Phân tích dữ liệu

Khi thu thập được dữ liệu, bước tiếp theo là theo dõi và phân tích.

Quá trình phân tích cần sử dụng các phần mềm để thu thập và xử lý dữ liệu từ những tương tác khác nhau của nhóm mục tiêu. Những tương tác này có thể ở nhiều dạng như giao dịch, post view, từ khóa tìm kiếm… mọi “dấu chân” trên digital mà khách hàng để lại. Các công cụ phân tích dữ liệu cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu khách hàng hơn và nhắm mục tiêu đến đối tượng với những thông điệp phù hợp.

Dữ liệu trở nên vô ích nếu không biết cách phân tích để tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả. Digital marketer cần phải có kỹ năng chịu trách nhiệm theo dõi dữ liệu một cách chính xác, tìm ra kết quả thống kê của các chiến dịch tiếp thị đã thực hiện và sử dụng dữ liệu để cải thiện các chiến dịch tiếp theo.

Mục tiêu của digital marketer là cố gắng tăng traffic vào trang web và mạng xã hội của công ty. Đầu tiên, cần xem xét mức độ hiện diện của hình ảnh thương hiệu, phân tích số liệu thống kê về lưu lượng truy cập và bất kỳ dữ liệu liên quan nào khác và lập báo cáo. Tiếp tục giám sát trang web để kiểm tra xem các chiến lược có hiệu quả hay không. Cần phải chỉnh sửa nội dung để có thứ hạng tốt hơn, đánh giá trang web của đối thủ cạnh tranh và xây dựng link liên kết

3. Content management – Quản lý nội dung

Công việc của người quản lý về mặt nội dung là giữ bản sắc thương hiệu nhất quán và duy trì sự hiện diện của công ty trên các kênh truyền thông.

Khác với việc sản xuất content thông thường, content marketing đòi hỏi phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu marketing cụ thể. 

Việc bạn check-in trên instagram, facebook hay việc bạn quay story mỗi ngày về ly nước bạn uống, chú mèo hay người yêu của bạn…. đó không phải là hoạt động của content marketing. 

Sự khác biệt của content marketing là giải quyết một vấn đề marketing hoặc hướng đến mục tiêu của khách hàng:

  • Nội dung có khả năng giải quyết nhu cầu của khách hàng (hay là đối tượng sẽ mua sản phẩm của brand)
  • Được tối ưu hóa chuẩn SEO về nội dung hoặc video, tăng trải nghiệm của người dùng và tỷ lệ chuyển đổi cao. 
  • Hướng đến phân khúc nhất định đối với từng kênh marketing.
  • Hiệu quả được đo lường và đánh giá qua nội dung qua KPI hoặc ROI của từng chiến dịch. 

Người quản lý về content marketing cho thương hiệu chịu trách nhiệm việc xây dựng và quản lý các nhóm nội dung, digital marketer cần có kỹ năng đánh giá cũng như nuôi dưỡng bản sắc thương hiệu thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên mọi phương tiện truyền thông. 

Để đạt được hiệu quả quản lý nội dung phải phát triển các chiến lược content, xây dựng cộng đồng trực tuyến và theo dõi sự phát triển của cộng đồng đó.

4. Social media skills – Kỹ năng về social media

Một digital marketer tất nhiên cần có kỹ năng nắm rõ những hiểu biết về các kênh truyền thông trực tuyến của doanh nghiệp. 

Bao gồm:

  • Chiến lược social media, lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu
  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Quản lý nội dung, bao gồm nội dung website
  • Tạo và tăng traffic
  • SEO
  • Quản lý danh tiếng thương hiệu
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng và bán hàng
  • Tương tác hàng ngày với khách hàng
  • Biến người theo dõi thành khách hàng.

5. Sale Process – Hiểu rõ về quy trình bán hàng sau tiếp thị

Sale và marketing là hai bộ phận có sự tương quan mật thiết trên hành trình mua hàng của khách hàng. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai phía vẫn xảy ra khi marketing không hiểu rõ quy trình bán hàng, hoặc người bán hàng không hiểu về những gì marketing đang truyền thông. 

Dưới đây là những thông tin mà người làm marketing cần biết về bán hàng:

  • Một chu kỳ bán hàng điển hình trông như thế nào? Khoảng thời gian giữa một khách hàng tiềm năng tham gia chu trình và một giao dịch kết thúc ra sao?
  • Những phản hồi tiêu cực chính nào từ khách hàng ?
  • Tỷ lệ khách hàng mới so với khách hàng cũ là bao nhiêu?
  • Khách hàng tiềm năng dành thời gian online trên nền tảng nào?

Câu trả lời cho những câu hỏi này rất quan trọng vì chúng có thể định hướng chiến lược marketing tiếp theo và mang lại khách hàng tiềm năng tốt hơn.

  • Nhóm bán hàng thường sử dụng tài liệu nào để chào hàng?
  • Nội dung nào là hiệu quả nhất trong từng giai đoạn bán hàng?
  • Loại nội dung nào tốt nhất để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng?

Khi bạn tạo tài liệu tiếp thị, đây là dữ liệu quan trọng được sử dụng cho nhóm bán hàng và giúp thuyết phục những khách hàng tiềm năng cuối kênh.

  • Phương pháp/kênh truyền thông nào thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất?
  • Khách hàng của chúng ta cần biết thêm chi tiết nào nữa?
  • Làm cách nào để chúng ta sắp xếp nội dung cho đúng với quy trình bán hàng?

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp những digital marketer có thêm kỹ năng tập trung vào các phương pháp truyền thông cung cấp ROI tốt nhất.

  • Làm thế nào để khách hàng thường xuyên tương tác?
  • Họ truy cập kênh của chúng ta bao lâu một lần, ở những thiết bị nào?
  • Cần bao nhiêu lần tham gia để bán được hàng?
  • Khách hàng có tiếp tục tham gia sau khi bán hàng không?

Cần trao đổi thường xuyên những thông tin trên cùng với bộ phận Bán hàng để hiểu được khách hàng và hiệu quả truyền thông của công ty. Mục tiêu cuối cùng của marketing và mục tiêu cuối Bán hàng là giống nhau. Thúc đẩy doanh thu.

Sales and Marketing Integration: Symbiotic and Complementary Relationship (Source: Model developed by author) 

Marketing cung cấp cho sale những tài liệu và nội dung truyền thông tăng chuyển đổi doanh số, trong khi sale cung cấp những hiểu biết về khách hàng giúp marketing xây dưng chiến dịch hiệu quả

6. Campaign flow development – Phát triển “luồng” chiến dịch

Sự chuyển đổi giữa các bước trong một chiến dịch marketing được gọi là “luồng”.  Thay vì lập một bản kế hoạch chắc chắn và kiểm soát mọi thứ theo luồng sẵn có, người làm digital marketing phải có khả năng linh động và thay đổi hướng phát triển của chiến dịch theo biến đổi của dữ liệu phân tích được sau từng giai đoạn.

Ví dụ sau một giai đoạn của chiến dịch, bộ phận marketing tổng hợp những số liệu thu được ở các kênh truyền thông và phân tích thấy mức độ tương tác của một số nội dung cao hơn hẳn so với các loại nội dung khác, ở giai đoạn kế tiếp có thể mở rộng các chủ đề ở dạng nội dung đó thay vì theo các bước lập trình sẵn.

Quản lý luồng phát triển của một chiến dịch digital marketing không chỉ phụ thuộc vào hành trình của khách hàng (customer journey), mà còn phải có phản ứng thích hợp dựa trên những gì khách hàng tương tác.

7. Digital Creativity – Sáng tạo 

Sự sáng tạo đối với một digital marketer bao gồm sáng tạo trong xây dựng nội dung và sáng tạo trong việc sử dụng các nền tảng truyền thông.

Điểm cốt lõi trong sáng tạo nội dung là yếu tố khác biệt. Bất kể bạn đang sử dụng nền tảng hoặc loại nội dung nào, nội dung đó cần phải sáng tạo và thu hút người xem vào đúng thời điểm và cùng với thông điệp phù hợp. Quan trọng nhất, cần tạo sự khác biệt cho thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta đang cung cấp những ưu đãi đặc biệt nào? Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm gì mà không ai khác có thể? là những câu hỏi cần trả lời trong quá trình sáng tạo và truyền tải một cách nhanh chóng, hiệu quả qua digital content. Đây là điều thu hút sự chú ý của khán giả và cho phép kênh của bạn nổi bật so với những người còn lại.

Tính sáng tạo trong sử dụng công nghệ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống công nghệ  và điều hành theo kế hoạch của bạn. Một nhà digital marketer thành công phải biết từng nền tảng truyền thông sử dụng làm gì, tích hợp ra sao và toàn bộ chúng có thể được sử dụng như thế nào để tối ưu hóa quy trình tiếp thị. Nghe có vẻ dễ hiểu, nhưng với số lượng lớn các công cụ công nghệ tiếp thị hiện có, mỗi kênh đòi hỏi một lượng sáng tạo độc đáo để khiến tất cả các kênh phối hợp nhịp nhàng với nhau và hiệu quả nhất.

Để được tư vấn về kế hoạch xây dựng chiến dịch digital marketing đón đầu xu hướng, xin liên hệ:

SKYPERRY Digital marketing agency