Trong bối cảnh mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là Gen Z. Việc kết hợp thương mại và tương tác xã hội đã đánh dấu sự ra đời của Social Commerce – một xu hướng mới dự đoán chắc chắn sẽ giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thị trường Mẹ và Bé vào năm 2024. 

Social Commerce – Khi Mạng Xã Hội Bắt Cặp Với Thương Mại

Social Commerce, còn được gọi là thương mại xã hội, không chỉ đơn thuần là việc quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội, mà còn tạo ra một môi trường tương tác và kết nối tốt hơn cho khách hàng. Thương mại xã hội kết hợp sức mạnh của các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok và nhiều mạng xã hội khác với thương mại điện tử để tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và tiện lợi với giới trẻ. 

Kết Nối Sâu Sắc Với Khách Hàng Gen Z

Khác với hình thức mua sắm truyền thống, Social Commerce mở ra một khả năng tương tác thú vị. Khách hàng Gen Z không chỉ đơn thuần là người mua hàng, mà còn trở thành những người tham gia và tương tác với thương hiệu. Họ có thể tương tác qua việc thả tim, bình luận, chia sẻ bài viết hoặc thậm chí mua sắm trực tiếp thông qua các bài viết và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này tạo ra sự kết nối tích cực và tạo dựng cảm giác họ là một phần của cộng đồng thương hiệu. 

Sự Khác Biệt Giữa Social Commerce và E-Commerce 

Mặc dù cả hai hướng tới việc kinh doanh trực tuyến, Social Commerce và E-Commerce có sự khác biệt quan trọng. Trong khi E-Commerce tập trung chủ yếu vào việc mua sắm trực tuyến thông qua các trang web và ứng dụng, Social Commerce đưa việc mua sắm vào môi trường xã hội bằng cách sử dụng tích hợp các yếu tố xã hội và tương tác. 

Lợi Ích Của Social Commerce 

Triển khai Social Commerce đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: 

Nâng Cao Nhận Thức Về Thương Hiệu: Social Commerce giúp tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua việc tiếp cận hàng triệu người dùng trên mạng xã hội. 

Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Mua Sắm: Việc mua sắm trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội giúp tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng, giảm bớt bước chuyển đổi và tạo thuận lợi trong việc mua hàng. 

Theo Dõi và Đo Lường Hiệu Quả: Các công cụ phân tích trên mạng xã hội giúp theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch tiếp thị và quảng cáo. 

Tăng Cường Tương Tác và Hỗ Trợ Khách Hàng: Thương mại xã hội cung cấp môi trường để tương tác trực tiếp với khách hàng và cung cấp hỗ trợ nhanh chóng. 

Xu Hướng Social Commerce Trong Thị Trường Mẹ và Bé Năm 2024 

Sự kết hợp giữa social commerce và influencer marketing là xu hướng thịnh hành đang định hình lại cách chúng ta mua sắm, tương tác với các thương hiệu hiện nay nói chung và trong thị trường mẹ và bé nói riêng tại Việt Nam. Theo thống kê từ Statista, doanh số Social Commerce toàn cầu có thể lên đến 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026, cho thấy triển vọng vô cùng tiềm năng cho xu hướng đang thịnh hành này. 

Sự kết hợp giữa Social commerce và Influencer marketing đã tạo nên một bức tranh tương tác độc đáo trong thị trường mẹ và bé tại Việt Nam. Theo thống kê từ Facebook, thị trường Social Commerce tại Việt Nam đã đạt mốc 5.9 tỷ đô, và thị trường e-Commerce Việt Nam dự kiến tăng trưởng 30% mỗi năm theo Google & Teamspeak. Sự ảnh hưởng của những người mẹ nổi tiếng trong cộng đồng “bỉm sữa” là không thể phủ nhận, với 72% người tiêu dùng tin tưởng vào nội dung trên Instagram của Influencer khi tìm hiểu về sản phẩm thời trang và làm đẹp. Hơn nữa, 71% sẵn sàng mua sản phẩm mà họ tin tưởng được giới thiệu bởi những người mà họ tin cậy. 

Mô hình hợp tác này không chỉ giúp xây dựng sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng mục tiêu mà còn tạo ra sự thúc đẩy trong quá trình mua sắm. Nhiều báo cáo cho thấy việc áp dụng hình thức Social commerce có thể mang lại cho Influencer doanh thu lên tới hơn 10 triệu đô. Khi theo dõi nội dung trên mạng xã hội, người xem có thể mua ngay những sản phẩm mình ưa thích trong những bức hình hay video mà influencer chia sẻ, mà không cần rời khỏi ứng dụng. Điều này không chỉ giảm bớt các bước mua hàng dư thừa, mà còn giúp đẩy nhanh hành trình mua sắm và giảm thiểu rủi ro khi thanh toán. Các giao dịch với Social commerce giúp nhãn hàng tạo doanh số bằng nội dung của influencer, mở rộng vai trò của họ đến bước cuối cùng của quy trình mua hàng. Điều này đánh dấu sự khác biệt so với hình thức Influencer marketing truyền thống chỉ tập trung vào xây dựng nhận thức về thương hiệu.  

Hợp tác giữa Influencer và thương hiệu sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ khi hệ sinh thái công nghệ tạo nên sự thuận lợi cho việc xây dựng “cửa hàng trực tuyến”. Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và nhận diện thương hiệu, thế hệ Social influencer đã dần biến đổi thành những “người bán hàng xã hội”, trở thành điểm kết nối để thương hiệu triển khai chiến lược thương mại điện tử, trong bối cảnh xuất hiện nền tảng và công cụ mới. Sự kết hợp giữa Influencer marketing và Social commerce như một bông hoa “nghìn đô” trong thị trường mẹ và bé, đem lại lợi ích song phương cho cả nhãn hàng và influencer, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này. Đây là một insight quan trọng mà các doanh nghiệp mẹ và bé cần khai thác triệt để nếu muốn đột phá doanh thu, tăng tỷ lệ ROI và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài với influencer. 

social commerce trong thị trường Mẹ và Bé năm 2024. 

Năm 2024 hứa hẹn sẽ đem đến nhiều triển vọng nếu các doanh nghiệp biết cách ứng dụng Social Commerce trong thị trường Mẹ và Bé. Sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử mang lại những lợi ích không thể phủ nhận, từ việc nâng cao nhận thức về thương hiệu cho đến tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Để không bỏ lỡ những cơ hội giá trị và tăng khả năng cạnh tranh hơn trong thị trường mẹ và bé, các doanh nghiệp có thể liên hệ  support@skyperry.com hoặc gọi trực tiếp vào hotline 088 605 6868 của SKYPERRY để được tư vấn các chiến lược marketing hiệu quả và ấn tượng.