Instagram hiện đang là một trong những social media thu hút người dùng nhất. Mới đây Insta đã cho phép Livestream trên nền tảng này – mở ra một sân chơi hoàn toàn mới về marketing sản phẩm cũng như tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Livestream đang chiếm phần rất phổ biến trên social media, xuất hiện ở mọi nơi từ Facebook, Instagram, cả trên Youtube và mới nhất là TikTok. Hầu hết mọi người đều biết đến sự thành công của Instagram Stories, người dùng có thể cập nhập cuộc sống của họ trên Story một cách dễ dàng, vì thế khi Instagram Livestream ra đời, ngày càng nhiều người thích thú hơn với Instagram cũng như tính năng này.

Tại sao bạn nên sử dụng Instagram Live?

  1. Đặt mục tiêu
  2. Lên lịch
  3. Format video
  4. Quảng cáo Livestream trên Instagram
  5. Chuẩn bị trước khi bắt đầu
  6. Sử dụng Instagram Live trong Story
  7. Điều chỉnh cài đặt
  8. Bắt đầu Livestream
  9. Thay đổi góc quay
  10. Livestream cùng tài khoản khác
  11. Tận dụng Filter
  12. Tương tác với người xem
  13. Khuyến khích người xem chia sẻ Livestream
  14. Kết thúc Livestream
  15. Lưu và chia sẻ Livestream
4 Advantages of Instagram Live Taking Your Brand to the Next Level –  Cloudbreakr Community

Instagram Live hỗ trợ marketing trực tuyến với những tính năng ưu việt. Khán giả – những người xem livestream thường bỏ qua khía cạnh “ chất lượng” mà quan tâm đến giá trị bạn mang lại qua buổi livestream. Một trong những lợi thế của Instagram Live là phần Live sẽ luôn xuất hiện trên thanh công cụ Story. Đảm bảo Livestream của bạn được thông báo đến người dùng cũng như nằm top đầu trên thanh story của followers.  

Tại sao bạn nên sử dụng Instagram Live? 

Không thể phủ nhận Instagram đang là một trong những nền tảng social được sử dụng nhiều nhất. Có hơn 1 tỷ người sử dụng mỗi tháng và vẫn đang phát triển chóng mặt. Instagram không những thu hút những người trẻ mà còn kéo được cho mình tệp followers tầm trung.  

Đây là một trong những kênh social tối ưu rất tốt khả năng hiện thị Live tới người dùng hơn cả Youtube, Facebook hay cả TikTok. Phần Live sẽ luôn được hiển thị với followers khi họ đang sử dụng Instagram. Thời gian Livestream không bị giới hạn cũng như có thể truyền tải nội dung nhiều hơn so với các đoạn video ngắn post trên Instagram hoặc Story… 

Instagram Live Shopping, Reels & AR: Everything Brands Need to Know About  IG's Latest Features

Ngoài ra, followers của bạn sẽ được thông báo khi bắt đầu phát trực tiếp, điều nay có thể gây khó chịu đối với khán giả nhưng lại giúp tăng khả năng tiếp xúc của bạn tới khách hàng.  

Khi kết thúc Livestream, bạn vẫn có thể lưu dưới dạng Story (nằm trong phần riêng biệt và được hiện thị cao) trong 24 giờ tới.  

Vậy làm thế nào để bắt đầu Instagram Live? 

1. Đặt mục tiêu

Nếu muốn khai thác tối đa video trên Instagram Live của mình, bạn cần xác định mục tiêu hướng đến, kế hoạch tổng quát cho toàn bộ chiến dịch cũng như mục đích cụ thể cho từng Livestream để chắc chắn truyền tải đúng thông điệp tới khách hàng.  

Khi đã biết mục tiêu, bạn nên có bảng chi tiết thời gian, nội dung, kịch bản… cho từng buổi phát trực tiếp. Điều này giúp brand có cái nhìn thống nhất cũng như nắm mục đích rõ ràng hơn.  

Đừng quên Call To Action (kêu gọi hành động) trong khi Live và sự tương tác của người xem giúp ích cho việc đo lường hiệu quả của buổi Livestream 

2. Lên lịch

Một trong những quy tắc đầu tiên để phát triển bất kỳ hoạt động marketing trên các kênh social là sự nhất quán thời gian. Độc giả mong đợi nội dung mới từ bạn vào một thời điểm nhất định, nếu nội dung có tính giá trị cao mọi người sẽ muốn quay lại để xem clip mới vào một thời gian cụ thể.

Các kênh truyền hình truyền thống đang trên đà phát triển nhưng nó vẫn luôn làm tốt việc lên lịch cho các chương trình ví dụ các chương trình trending hiện nay: Rap Việt, Chị Chị Em Em, Người Ấy Là Ai… có tệp người theo dõi trung thành và theo dõi theo thói quen được định sẵn. Trong chương trình có rất nhiều các đoạn quảng cáo nhưng điều đó không ngăn khán giả ở lại và đón chờ những tập tiếp theo. 

Do đó, bạn phải lên lịch cho việc Livestream trên Instagram. Điều này giúp bạn market sản phẩm của mình theo luồng và như một sự kiện xuyên suốt chiến dịch. 

3. Format video

Buổi phát trực tiếp của bạn phải luôn cung cấp giá trị cho người xem. Khán giả sẽ thích bạn sử dụng format nhất quán. Giống như mọi người muốn biết thời gian phát trực tiếp thì họ muốn biết giá trị nhận được khi xem Livestream của bạn.  

Một số format phổ biến: 

  • Phỏng vấn – Đây là một cách giúp buổi Live được tốt hơn khi có tương tác thay vì chỉ có độc thoại nhàm chán. Bạn cần chọn đối tượng phù hợp, là chuyên gia hiểu rõ về sản phẩm hoặc những influencer có ảnh hưởng tới với tệp khán giả tiềm năng. Nếu khách mời đã có lượng followers ổn định thì buổi Live sẽ thu hút được nhiều views hơn.  
  • Hậu trường – Tạo sự gần gũi tới khán giả. Cho họ thấy được quá trình sản xuất, những người tạo ra sản phẩm, nơi làm việc… Điều này khiến khách hàng thích thú cũng như tạo được lòng tin của họ với brand. 
  • Giới thiệu các lợi ích và tính năng chính của sản phẩm – Sử dụng Livestream để khách hàng thấy nhiều công dụng khác và cách ứng dụng chúng có ích trong cuộc sống hằng ngày.  
  • Q&A – Livestream giúp bạn tương tác tốt hơn với khách hàng, đây là cơ hội giải đáp thắc mắc của người xem. Tuy vậy cần chuẩn bị trước vài câu hỏi dự phòng trong thời gian khi bắt đầu Live.  
  • Ra mắt sản phẩm –  Phát trực tiếp trên Instagram là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu sản phẩm mới. Trước đó, có thể chạy quảng cáo để thu hút khán giả, khiến họ tò mò về sản phẩm sắp tới và tạo hành động theo dõi Livestream khi ra mắt sản phẩm.  

4. Quảng cáo Livestream trên Instagram 

Rất khó để khiến khán giả tự động theo dõi Livestream của mình. Bạn cần cho người xem biết đến sản phẩm cũng như chương trình Livstream, sau đó liên tục gợi nhắc về thời gian phát sóng. Không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều khuyến mãi trong các chương trình truyền hình trực tiếp trên TV,  điều này cũng được áp dụng cho các buổi phát trực tiếp trên Instagram.

Ngoài Insta, những trang social khác cũng cần đăng thông tin chi tiết về sản phẩm hay thông báo về buổi Live sắp tới. Và luôn để link để dẫn về trang Instagram của mình. Sử dụng những trình quản lý về social media để phân bổ lịch quản cáo Livestream phù hợp.  

5. Chuẩn bị trước khi bắt đầu 

Trước khi bắt đầu bạn cần chuẩn bị “ studio” cho chương trình. Sử dụng điện thoại để Live và “ phòng thu” sẽ là bất cứ đâu bạn thích,  có thể dùng micro giúp âm thanh tốt hơn.  Chỉ cần đảm bảo đủ ánh sáng cũng như âm thanh chất lượng để người xem tiếp nhận thông tin đầy đủ và rõ ràng nhất.  

Bạn sẽ không giữ chân được người xem lâu với màn hình rung lắc hay âm thanh quá nhỏ hoặc đôi khi wifi quá yếu. Hãy đầu tư vào một chân máy hoặc bộ phát wifi di động để giúp buổi Livestream diễn ra ổn định nhất.   

Chuẩn bị chi tiết kịch bản Livestream để nội dung có thể truyền tải xuyên suốt buổi phát sóng đó.  

6. Sử dụng Instagram Live trong Story

Tính năng Story đã tạo nên thành công cho Instagram, do đó họ đã đầu tư thêm nhiều tính năng hơn như: Livestream, video, Q&A, challenge…  

Để bắt đầu Livestream, bạn vào mục Story của Insta và sử dụng máy ảnh trên công cụ Story ( Story giống như một chiếc máy ảnh có thể chụp, quay clip nhưng hoạt động trên Instagram)  

Vào Instgram, nhấn vào icon máy ảnh trên cùng bên góc trái của ứng dụng ( hoặc vuốt sang phải ), lựa chọn tính năng Livestream trong phần máy ảnh và bắt đầu live.  

7. Điều chỉnh cài đặt

Trước khi bắt đầu Livestream, hãy thay đổi một số cài đặt để phù hợp. Đảm bảo người xem có thể dễ dàng gửi tin nhắn đến tài khoản của bạn cũng như có thể lưu video livestream vào Lưu trữ ( Archive) trên Insta. Hoặc đồng bộ cả tài khoản Insta và Facebook – khi bạn chia sẻ nội dung trên Story Instagram, Facebook cũng sẽ được cập nhập nội dung ấy. 

Menu Cài đặt nằm ở chiếc bánh răng góc trên cùng bên trái. Nhấn vào phần này để truy cập chi tiết Story Control và chỉnh cài đặt phù hợp.  

8. Bắt đầu Livestream

Để bắt đầu, bạn chỉ cần vào mục Story, lướt các thanh công cụ và nhấn “ Bắt đầu livestream” trong ứng dụng. Hãy để ý góc bên trái sẽ hiện TRỰC TIẾP, điều này chắc chắn rằng bạn đã phát trực tiếp thành công và thông báo sẽ được gửi đến followers của bạn.  

9. Thay đổi góc quay

Hãy linh hoạt về góc quay, thay đổi giữa camera hướng về MC/người trực tiếp Live hoặc  hướng ra xa. Tuỳ vào thông tin trong buổi Livestream, có thể giới thiệu về cửa hàng, công ty hoặc nói về lợi ích của sản phẩm.

10. Livestream cùng tài khoản khác 

Instagram Livestream có thêm một tính năng hữu ích khác đó là “Phát trực tiếp với bạn bè.” Nó cho phép cả bạn và người khác xuất hiện cùng lúc trên Livestream.   

Khi muốn thêm tài khoản khác vào Live, nhấn vào biểu tượng hai khuôn mặt phía dưới, chọn người bạn muốn Live và Thêm. Thao tác này giúp người bên kia nhận được lời mời của bạn và họ sẽ nhấn Join nếu đồng ý.

How to go live on Instagram on your smartphone with these simple steps |  Technology News,The Indian Express

Tính năng này còn được sử dụng trong các video Hỏi & Đáp. Người xem có thể yêu cầu tham gia cùng với bạn.   

11. Tận dụng Filter

Để thêm sự đa dạng cho Livestream của mình, bạn có thể sử dụng filter của Instagram. Chỉ cần đừng lạm dụng chúng và đảm bảo truyền tải đúng nội dung.  

12. Tương tác với người xem

Điều quan trọng cần nhớ là bạn đang Live và bạn nên tương tác với người xem của mình,  đọc bình luận khán giả để lại. 

Trong thực tế, MC có thể khó có thời gian để đọc các bình luận, vì vậy có thể nhờ người khác đọc giúp bạn. Hãy gọi tên một số tài khoản vì hầu hết mọi người đều cảm thấy đặc biệt nếu nghe thấy tên của họ được nhắc trong video trực tiếp.  

13. Khuyến khích người xem chia sẻ Livestream

Trong quá trình lập kế hoạch, bạn sẽ quyết định trọng tâm của Call to Action – hành động bạn muốn người xem tương tác trong Livestream. Đừng quên lặp đi lặp lại việc này (ví dụ: chia sẻ, tag thêm bạn bè vào Livestream,..) 

Ngoài ra, hãy cho người xem biết Livestream sẽ được lưu trên Instagram trong 24 giờ tiếp theo và khán giá có cơ hội để chia sẻ video này trên các kênh social của họ.  

Bạn có thể chọn chia sẻ Livestream với một số người cụ thể, có thể là những người có ảnh hưởng trong thị trường của bạn bằng cách nhấn vào biểu tượng máy bay giấy và chọn những người mà bạn muốn chia sẻ Livestream.  

14. Kết thúc Livestream

Bạn nên quyết định thời lượng của buổi Livestream. Khi gần hết thời gian, dãn dần việc tương tác để sẵn sàng kết thúc và đừng quên Call to Action đến khán giả.  

Nhấn vào “End” ở góc trên cùng bên phải của ứng dụng để dừng Livestream. 

15. Lưu và chia sẻ Livestream

Tùy thuộc vào các lựa chọn lưu mà bạn cài đặt trước đó, có thể lưu video vào Camera Roll (hoặc Archive) khi kết thúc quá trình quay. Nhấp vào biểu tượng “Save” ở góc trên cùng bên phải. 

Cuối cùng, nhấn vào nút “Share” ở cuối màn hình. Nó sẽ chuyển video của bạn thành Story trên Instagram, giúp video có thể xem được trong 24 giờ tiếp theo. 

Nếu vì lý do nào đó, đã xảy ra sự cố và bạn không muốn chia sẻ video của mình, bạn có thể chọn “Discard”.

Khi chia sẻ video của mình, followers sẽ thấy video đó trong phần Story trên Instagram của họ, hình thu nhỏ từ video của bạn, được che bằng biểu tượng “Play”. Họ cũng có quyền thấy các comment và lượt like từ Livestream đã phát sóng.  

Ngoài Instagram thì, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các nền tảng social media để livestream phục vụ cho công việc kinh doanh cũng như Marketing, doanh nghiệp có thể tham khảo các tips cho một buổi livestream hiệu quả (bấm tại đây).

Liên hệ ngay với SKYPERRY qua hotline: 088 605 6868 hoặc email support@skyperry.com để được tư vấn nhanh cùng SKYPERRY.