Thương mại điện tử phát triển toàn diện từ cơ sở hạ tầng đến mạng lưới KOL hỗ trợ social commerce
Điều ít ai biết là trong vòng 5 năm, ngành thương mại điện tử của Philippines đã tăng trưởng 400% – tốc độ nhanh thứ hai thế giới. Theo báo cáo của Google, năm 2024, tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên kênh thương mại điện tử ở Philippines đạt 21 tỉ đô. Con số này được dự báo tăng lên 60 tỉ đô vào năm 2030.
Mua bán hàng qua livestream ngày càng nở rộ với sự mở rộng của TikTok Shop và Facebook Live. Đặc biệt là khi người Philippines sử dụng mạng xã hội trung bình đến 10h/ngày.
Hạ tầng logistic và thanh toán online ngày càng phát triển, giúp việc mua sắm liền mạch, tiện lợi, hàng hóa đến tay người tiêu dùng ở các khu vực đô thị nhanh chóng. Sự phát triển của e-commerce thổi bùng lên văn hóa tiêu dùng vốn đã là đặc trưng của quốc gia này. Người dân Philippines với động lực là nhóm người lao động trẻ từ 15-44 tuổi, sử dụng thành tạo các công cụ online, yêu thích mua sắm, giải trí đặc biệt là chi tiêu cho việc ăn uống. Mỗi năm người dân Philippines dành đến 38,6% thu nhập cho thực phẩm.
Văn hóa tiêu dùng còn được cổ vũ, khuyến khích bởi lực lượng influencer đông đảo (người ảnh hưởng) ở Philippines. Nhóm KOL ở Philippines có chi phí rất hợp lý so với mặt bằng chung các nước trong khu vực. KOL ở Philippines cực kỳ nhiệt huyết với các dự án hợp tác với nhãn hàng. Đặc biệt, KOL đã quen thuộc với hình thức affiliate marketing và phần lớn trong số họ đều có thu nhập hàng tháng đến từ affiliate marketing.
Tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Philippines
Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng của nền thương mại điện tử ở Philippines mở ra cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt lấy làn sóng phát triển.
Trước tiên, Philippines phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu, bản thân chính phủ nước này cũng có chính sách mở cửa thị trường cho hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam và Philippines có nhiều nét tương đồng về lịch sử, tôn giáo và đặc biệt là sự cởi mở với văn hóa phương Tây mà tiêu biểu là văn hóa Mỹ. Người dân Philippines cũng ngày càng biết đến sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là ẩm thực và cà phê.
Xem thêm: Những nhóm thực phẩm Việt tiềm năng cho thị trường Philippines trong năm 2025
Sự phát triển này là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp SMEs cũng có thể tiếp cận thị trường với chi phí hợp lý. Mạng lưới KOL phát triển giúp thương hiệu Việt có thể chủ động quảng bá sản phẩm ở các kênh cần thiết, đồng thời tận dụng mạng lưới này để mở rộng doanh số thông các kênh bán hàng qua mạng xã hội của KOL.
Tiếp cận thị trường 113 triệu dân với chương trình SEA-commerce của SKYPERRY
Nhận thấy tiềm năng trên và để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vươn ra mạnh mẽ ở thị trường Philippines, SKYPERRY thực hiện chương trình SEAcommerce. SEAcommerce giúp kết nối doanh nghiệp Việt Nam với mạng lưới KOL rộng rãi ở Philippines, để từ đó hàng Việt có thể tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng. SKYPERRY làm được điều này nhờ sinh thái dịch vụ liền mạch từ nhập khẩu, thông quan, bán hàng qua mạng lưới KOL đến xử lý đơn hàng ở Philippines. Đây là dịch vụ toàn diện, chưa từng có trên thị trường, kết hợp mạnh mẽ cả năng lực sales lẫn marketing.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận thông tin chi tiết về chương trình: